Cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm mà cha mẹ cần biết

Thứ Năm, 18/10/2018 02:30 PM (GMT+7)

Hiện nay, tình trạng thực phẩm trên thị trường không an toàn ngày càng phổ biến. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần có giải pháp xử lý tình trạng trẻ bị ngộ độc thực phẩm an toàn và đúng cách để bảo vệ sức khỏe bé yêu tốt hơn.

Dưới đây là một số phương pháp xử lý tình trạng trẻ bị ngộ độc thực phẩm mà các bậc cha mẹ nhất thiết cần phải biết

Để bé nằm đầu thấp xuống và hơi nghiêng

Khi bé bắt đầu có dấu hiệu ngộ độc thường nôn mửa, khó chịu và khóc quấy, những lúc trẻ bắt đầu có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ban đầu bạn cần ngừng không cho trẻ tiếp tục ăn món ăn đó nữa, sau đó bạn đem trẻ để nằm xuống, tư thế nằm của bé phải là đầu thấp xuống và hơi nghiêng ra để gây nôn cho trẻ dễ dàng hơn, sao cho trẻ nôn hết thức ăn đã ăn ra là được.

Móc họng để bé nôn ra

Khi trẻ có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, bạn cần lập tức cho bé nôn hết phần thức ăn mà trẻ đã ăn ra, cho bé uống thật nhiều nước sau đó dùng tay để móc họng cho trẻ, cách làm này sẽ giúp trẻ nôn nhanh và nhiều hơn, tống toàn bộ thức ăn mà bé đã ăn đi ra ngoài.

Trong thời gian sơ cứu cho trẻ, bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ khăn mềm sạch sẽ để lau miệng cho bé, khéo léo móc họng bé để bé nôn ra nhưng không làm xây xát họng của trẻ nhỏ.

Xử lý tình trạng bé sặc nước

Nếu như trong lúc bạn cho bé nôn đồ đã ăn ra ngoài, tư thế của bé thường là ở tư thế thấp đầu nên bé rất dễ bị sặc nước trong lúc uống nước để gây nôn, nếu tình trạng này nghiêm trọng còn có thể dẫn tới việc bé bị ngạt thở và tử vong.

Để phòng ngừa tình trạng này các bậc cha mẹ khi gây nôn cho trẻ cần hết sức cẩn thận, chỉ cần bạn thấy trẻ bắt đầu có dấu hiệu sặc lên mũi thì phải hút mũi cho trẻ thật nhanh, dùng miệng để hút mũi cho bé nhằm cữu chữa tình trạng này cho trẻ kịp thời nhất.

Hồi phục và cấp cứu cho trẻ sau khi nôn

Khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu nôn hết thức ăn đã ăn ra ngoài, thường trẻ bị ngộ độc nhẹ sẽ bình phục nhanh hơn so với những bé bị ngộ độc nặng hơn, lúc này trẻ nôn hết thức ăn cũ ra bạn cần cho bé ăn thêm một chút cháo nhẹ, tuyệt đối không cho trẻ ăn những loại thức ăn cứng bởi trong lúc này dạ dày của trẻ tương đối yếu ớt và không tiêu hóa được những thức ăn này.

Đối với những bé gặp tình trạng ngộ độc năng hơn, khi nôn hết thức ăn vẫn không phục hồi được thì bạn cần cho bé uống thêm nước cam, nước dừa, nước cháo hoặc dung dịch Oresol sau đó chở bé tới cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Đối với những bé lâm vào tình trạng khó thở, khuôn mặt tím tái vì ngộ độc, dù bạn xử lý kịp thời, thức ăn mà bé ăn cũng được nôn hết ra nhưng trong cơ thể vẫn còn dư độc, vì vậy bạn cần đưa bé tới các cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức , tốt nhất là đưa tới bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhà để giúp bé rửa ruột thật sạch, ngoài ra cần áp dụng thêm vài bước điều trị khác cần thiết để bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ.

Những cách làm bên trên đây đều là những bước xử lý tình trạng ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhỏ mà bạn cần phải nắm rõ để có thể áp dụng chăm sóc bé kịp thời trong tình huống nguy hiểm, giúp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ tốt hơn.

Hạnh Lê

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...