789

Cần hành động để đảm bảo mọi phụ nữ đều có quyền tiếp cận biện pháp tránh thai hiện đại

Thứ Năm, 13/07/2017 12:00 AM (GMT+7)

Nếu 69 quốc gia tham gia chương trình Kế hoạch hóa gia đình 2020 (FP2020), sẽ giúp ngăn ngừa 1,6 tỉ ca mang thai ngoài ý muốn, hơn 500 triệu ca phá thai không an toàn và 1,5 triệu ca tử vong mẹ.

Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Kế hoạch hoá gia đình vừa được Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID), Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và Quỹ Bill & Melinda Gates phối hợp với chương trình Kế hoạch hóa gia đình 2020 (FP2020), Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Bộ Ngoại giao Canada, tổ chức vào ngày 11/7.

Hội nghị có mục tiêu tái tạo cam kết toàn cầu đối với các chương trình quyền kế hoạch hóa gia đình. Tại đây, tổ chức Marie Stopes International (MSI) đã kêu gọi các quốc gia hành động để đảm bảo tất cả mọi phụ nữ đều có quyền tiếp cận với các biện pháp tránh thai hiện đại

Mỗi một đô la đầu tư vào việc tiếp cận và phổ cập các biện pháp tránh thai sẽ giúp tiết kiệm được 120 đô la cho quốc gia trong việc phát triển các cơ sở hạ tầng và chi tiêu xã hội.

Cụ thể nếu 69 quốc gia tham gia chương trình Kế hoạch hóa gia đình 2020 (FP2020) có thể cung cấp các biện pháp tránh thai cho phụ nữ tới năm 2030 như đã thỏa thuận trong mục tiêu toàn cầu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, sẽ giúp ngăn ngừa 1,6 tỉ ca mang thai ngoài ý muốn, hơn 500 triệu ca phá thai không an toàn và 1,5 triệu ca tử vong mẹ.

Hội nghị Kế hoạch hóa gia đình được tổ chức xuất phát từ nhu cầu cấp bách trên toàn cầu. Theo số liệu thống kê của viện Guttmacher năm 2017, hiện nay, có khoảng 214 triệu phụ nữ ở các nước đang phát triển có nhu cầu chủ động về thời gian hoặc ngăn ngừa mang thai nhưng lại không sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại.

Bên cạnh đó, 40% trường hợp ca mang thai là ngoài ý muốn và một nửa trong số này kết thúc bằng việc đình chỉ thai nghén. Có 56 triệu ca nạo phá thai mỗi năm, trong đó có 22 triệu ca là phá thai không an toàn.

Trong khi đó, ước tính cứ mỗi một đô la đầu tư vào việc tiếp cận và phổ cập các biện pháp tránh thai sẽ giúp tiết kiệm được 120 đô la cho quốc gia trong việc phát triển các cơ sở hạ tầng và chi tiêu xã hội.

Ông Marjorie Newman-Williams, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc các hoạt động quốc tế tại MSI cho biết: “Đây là một thời điểm quan trọng đối với nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới. Hơn 60% thanh thiếu niên trong độ tuổi sinh sản có nhu cầu tránh thai nhưng vẫn chưa có điều kiện tiếp xúc với các biện pháp tránh thai hiện đại. Với số lượng thanh thiếu niên lên tới 1,2 tỉ người – lớn nhất trong lịch sử - việc hành động ngay bây giờ sẽ quyết định sự nghèo đói hoặc thịnh vượng của một quốc gia”.

MSI là một trong những tổ chức cung cấp các biện pháp tránh thai và đình chỉ thai nghén an toàn hàng đầu thế giới. Năm 2016, khoảng 25 triệu phụ nữ và nam giới trên toàn cầu đã sử dụng các biện pháp tránh thai do MSI cung cấp.

Đến năm 2020, MSI cam kết sẽ đưa con số này lên mức 40 triệu người. Ước tính mỗi ngày MSI cung cấp các dịch vụ sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cho hơn 28.000 phụ nữ trên toàn thế giới.

Theo Gia đình và xã hội 

System

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...