Cẩn trọng khi sử dụng thuốc bổ sung sắt cho bà bầu

Thứ Sáu, 18/01/2019 12:46 PM (GMT+7)

Việc thừa hay thiếu sắt trong cơ thể sản phụ đều gây ra những tác dụng không mong muốn với cả mẹ và thai nhi, vì vậy thuốc bổ sung sắt không nên được tự ý sử dụng bừa bãi. Vậy làm sao để sử dụng thuốc bổ sung sắt đúng cách?

Empty

Sắt có vai trò như thế nào đối với bà bầu?

Sắt là nguyên tố cần thiết cho quá trình hình thành hồng cầu trong cơ thể. Thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng lên 50% so với bình thường do đó nhu cầu bổ sung sắt – nguyên liệu tạo máu cũng tăng lên. Ngoài ra, bổ sung đủ sắp giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, tránh nhiễm khuẩn cho người mẹ.

Những tác hại khó lường của việc thiếu – thừa sắt khi mang thai

Khi thiếu sắt

Trong giai đoạn đầu mới mang thai nếu cơ thể mẹ bị thiếu sắt có thể gây ra hiện tượng sảy thai hoặc thai bị chết lưu. Còn nếu mẹ thiếu sắt ở những giai đoạn sau dễ gây ra đẻ non, bào thai suy dinh dưỡng, chậm phát triển nhận thức và trí tuệ ở con sau này. Nguy hiểm nhất là thiếu sắt làm tăng tỷ lệ băng huyết khi sinh có thể dẫn tới tử vong ở cả mẹ và con.

Một số biểu hiện do thiếu sắt gây ra để mẹ nhận biết: mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, thậm chí ngất xỉu – ảnh hưởng đến sự an toàn của cả mẹ và thai nhi.

Khi thừa sắt

Nếu như thiếu sắt đe dọa sức khỏe cả mẹ lẫn bé thì việc bổ sung thừa sắt cũng nguy hiểm không kém. Khi thừa sắt nồng độ sắt tự do tăng và nồng độ huyết sắc tố trong máu tăng gây cản trở quá trình cung cấp máu từ mẹ sang con, dẫn tới tình trạng sinh non, thiếu cân, thậm chí tử vong cho thai phụ.

Empty

Sức khỏe người mẹ cũng sẽ gặp các vấn đề nghiêm trọng do sắt dư thừa sẽ đọng lại trong gan, lá lách, nếu tích lũy kéo dài có thể dẫn tới suy gan, suy lá lách và kéo theo nhiều biến chứng khác.

Dấu hiệu thừa sắt ở mẹ bầu: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đi tiểu ra máu,…

Nhìn chung, thừa hay thiếu sắt đều rất nguy hiểm mẹ bầu cần đến bác sĩ điều trị của mình để thăm khám, không được chờ đợi bệnh tự thuyên giảm.

Nhu cầu về lượng sắt cần thiết cho cơ thể bà bầu theo từng giai đoạn

Theo các chuyên gia nghiên cứu về dinh dưỡng sức khỏe sinh sản, cho rằng:

0,8 mg Fe Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, lượng sắt cần thiết là: 0,8 mg Fe, tiếp theo là 4 – 5 mg Fe trong tam cá nguyệt thứ hai và trong giai đoạn cuối càng cần > 6 mg Fe.

Tự cơ thể người mẹ sẽ có sự điều chỉnh hấp thu sắt để phù hợp nhu cầu lúc đó. Khi nhu cầu không cao thì cơ thể sẽ có cơ chế giảm hấp thu tương ứng, như trong 3 tháng đầu thai kỳ hấp thu sắt giảm. Và khi thai phát triển, cần tạo máu chuẩn bị cho quá trình sinh, nhu cầu sắt tăng dần trong suốt các tháng tiếp theo của thai kỳ cho tới 1 tháng sau sinh để đáp ứng nhu cầu tái lập và dự trữ sắt cho mẹ.

Để hiểu rõ hơn về từng chỉ số dinh dưỡng cần thiết, bà bầu nên thực hiện khám thai định kỳ và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu cần thiết.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...