789

Cảnh báo 5 tình trạng về cân nặng ở trẻ cha mẹ cần để ý

Thứ Tư, 13/11/2019 02:45 PM (GMT+7)

Bác sĩ Nguyễn Minh, Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội), cảnh báo 5 tình trạng về cân nặng ở trẻ cha mẹ cần để ý:

can-nang-cua-tre

1. Trẻ có dấu hiệu đứng cân

Khi trên một tuổi, trẻ sẽ không còn tăng cân nhiều hàng tháng như trước. Nhưng trẻ vẫn cần tăng cân đều hàng tháng từ 200-300 g (hoặc nhiều hơn nếu trẻ tăng cân kém trước đó). Do đó, cần lưu ý hơn về chế độ dinh dưỡng cho trẻ phù hợp khi trẻ đã giảm bú mẹ, giảm uống sữa và ăn dặm nhiều hơn.

2. Trẻ biếng ăn kéo dài, bị nhẹ cân

Khi biếng ăn kéo dài cho thấy đường ruột của trẻ đang yếu, tiêu hóa kém khiến trẻ hay bị đầy bụng, ăn ít đã no và chán ăn. Ba nguyên nhân thường gặp khiến đường ruột yếu đó là:

- Trẻ hay ốm vặt phải uống nhiều kháng sinh khiến đường ruột yếu.

- Do mẹ cho ăn dặm sớm, ăn đốt giai đoạn từ bột sang cháo, từ cháo sang cơm, khiến hệ tiêu hóa bị quá tải dẫn đến ngày càng tiêu hóa kém.

- Do bị ảnh hưởng ở tình trạng trẻ còi xương, luôn có khả năng tiêu hóa kém hơn bình thường.

3. Trẻ ăn được nhưng chậm tăng cân

Tình trạng này cho thấy khả năng hấp thu ở cơ thể của trẻ bị kém. Dù ăn được, dinh dưỡng không hấp thu vào cơ thể khiến trẻ không có đủ năng lượng để cung cấp cho cơ thể hoạt động, tăng cân đầy đủ và phát triển thể chất. Nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa ở trẻ hấp thu kém chủ yếu cũng như 3 nguyên nhân trên.

4. Trẻ chỉ ăn, ít uống sữa

Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ từ 1-3 tuổi là sữa. Trẻ ở độ tuổi này vẫn cần uống sữa mỗi ngày. Lượng sữa trẻ cần uống mỗi ngày như sau:

- Trẻ 2-3 tuổi, mỗi ngày cần uống thêm khoảng 600 ml sữa.

- Trẻ 18 tháng đến 2 tuổi vẫn cần uống từ 600-800 ml sữa mỗi ngày.

- Trẻ từ 12-18 tháng cần uống ít nhất 800 ml sữa mỗi ngày với sữa mẹ hoặc sữa khác. Lượng sữa có thể tăng giảm tùy theo nhu cầu của trẻ.

5. Trẻ hay ốm vặt

Trẻ trong 3 năm đầu rất dễ ốm, ho, sổ mũi khi trở trời hoặc khi nằm lạnh ra gió tí. Nếu khoảng vài tháng hoặc một năm, trẻ bệnh một đợt thì không vấn đề bởi trẻ cần phải trải qua những cơn ốm để hệ miễn dịch phát triển.

Nhưng khi trẻ có biểu hiện hay ốm hàng tháng, nghĩa là sức đề kháng của trẻ đang yếu và cần tăng cường, bổ sung sớm, không phải đợi lúc trẻ ốm mới cho uống thuốc. Bởi điều này sẽ dễ khiến hệ miễn dịch ngày càng kém hơn và bệnh nhanh tái lại.

Ngoài ra, với trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, còi xương thường có sức đề kháng yếu hơn trẻ khác. Vì khi trẻ có cân nặng kém cho thấy cơ thể đang thiếu dinh dưỡng, không thể cung cấp cho trẻ phát triển bình thường, hệ miễn dịch cũng bị thiếu năng lương để hoàn thiện và phát triển.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...