Cảnh báo bệnh nguy hiểm khi thường xuyên bị tê và ngứa ran ở tay

Chủ Nhật, 17/03/2019 04:32 PM (GMT+7)

Nếu tình trạng tê và ngứa ran ở tay tái diễn nhiều lần, bạn hãy cảnh giác với một số bệnh trầm trọng như tiểu đường, hội chứng ống cổ tay...

Empty

Chắc chắn ai cũng từng trải qua cảm giác bị tê và ngứa ran ở bàn tay. Nhưng cảm giác đó nhanh chóng qua đi và họ không còn bận tâm nữa.

Thế nhưng, nếu tình trạng này tái diễn nhiều lần với cường độ ngày càng nhiều hơn thì thực sự là vấn đề. Đó là cách cơ thể đang cố gắng để cảnh báo với bạn về một vấn đề lớn hơn.

Triệu chứng tê và ngứa ran ở tay có thể là dấu hiệu của những bệnh trầm trọng sau đây:

1. Hội chứng ống cổ tay

Hiện nay, số người mắc hội chứng ống cổ tay ngày càng tăng cao. Hội chứng này thường gặp ở những người sử dụng quá sức cổ tay và dây thần kinh hàng ngày ví dụ như sử dụng máy tính quá nhiều.

2. Uống rượu quá nhiều

Một nguyên nhân khác có thể gây tê và ngứa ran ở bàn tay là do uống rượu quá mức. Uống quá nhiều rượu có thể gây ra một loạt các triệu chứng như tê, ngứa ran và thậm chí run rẩy.

3. Tổn thương thần kinh

Chấn thương thần kinh là nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị tê tay. Ngay cả khi chỉ là một dây thần kinh bị thương hoặc bị nén, nó có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng của toàn bộ bàn tay. Vì thế, tuyệt đối đừng xem thường triệu chứng này.

4. Mệt mỏi

Mệt mỏi cũng có thể là nguyên nhân gây ra cảm giác tê ở bàn tay của bạn. Một số người quá mệt có thể bị tê và ngứa râm ran ở cả bàn chân, ngón chân.

Empty

5. Bệnh tiểu đường

Những người bị bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2 thường có cảm giác tê khắp bàn tay. Nguyên nhân là căn bệnh này ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngoại vi.

6. Đa xơ cứng (MS)

Đây là một bệnh ảnh hưởng đến các chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ thống thần kinh trung ương. Vì thế, những người mắc chứng đa xơ cứng có thể gặp cảm giác tê hoặc ngứa râm ran ở bàn tay rất thường xuyên.

7. Thiếu dinh dưỡng

Các chất dinh dưỡng rất cần thiết nhằm giúp các cơ quan quan trọng của cơ thể hoạt động hiệu quả. Do đó, sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể dẫn đến một số bệnh, bao gồm một số các triệu chứng đau đớn như bị tê ở tay và đôi khi ở chân.

Cách xử lý khi bị tê tay

Ngoài việc đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời và đúng cách, mỗi khi bị tê tay, bạn có thể áp dụng các phương pháp xoa bóp sau;

Miết bàn tay:

Miết các khe xương ngón tay, kết hợp bóp mạnh vào các khớp ngón tay, lắc đều bàn tay và dùng tay bên kia vuốt từ cẳng tay xuống tới các ngón tay vài lượt. Tê bên nào, xoa bóp bên đó hoặc có thể nhờ sự trợ giúp của người thân.

Xoa bóp tay:

Tự nắm bàn tay bị tê lại rồi xòe thẳng với lực mạnh. Dùng tay bên này xoa bóp cho tay bên kia và ngược lại.

Xoa mu bàn tay:

Dùng mu bàn tay bên ngày sát vào mu bàn tay bên kia. Mỗi bên làm như thế 10 lần.

Bóp và xát tay:

Dùng tay nọ bóp tay kia ngược từ cổ tay lên vai 3 lần rồi xát mạnh từ phía trong cổ tay lên nách và ngược lại. Làm theo vòng như thế 5 lần, rồi đổi bên.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....