Cảnh báo bệnh từ những vết bầm tím trên da

Chủ Nhật, 03/11/2019 07:10 PM (GMT+7)

Theo y học, các vết bầm tím trên da cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe hơn bạn nghĩ.

Theo Tạp chí Brightsite, các vết bầm tím trên da có thể là hậu quả của chấn thương, hoặc dấu hiệu cho thấy hồng cầu bị tổn thương và thoát ra ngoài thành mạch gây ra các vết bầm đen, vàng, xanh. Thông thường, các vết bầm này sẽ biến mất sau một thời gian ngắn. Nhưng trong nhiều trường hợp, chúng cũng có thể là lời cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

bamtimda

Bệnh về máu

Các nghiên cứu cho thấy bệnh về máu (suy giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu di truyền…) có thể gây ra vết bầm tím trên da.

Đối với trường hợp này, đi kèm với các vết bầm tím và triệu chứng sưng chân, đau chân, chảy máu chân răng, lộ rõ mao mạch trên cơ thể hoặc chảy máu cam. Nếu nhận thấy các dấu hiệu trên, bạn hãy đi khám bác sĩ ngay để được can thiệp y tế kịp thời.

Dùng thuốc

Việc sử dụng một số loại thuốc tác động đến máu có thể là nguyên nhân gây ra các vết bầm tím như thuốc chống trầm cảm, giảm đau, thuốc chứa sắt, thuốc chống hen suyễn. Đặc biệt, một trong những loại thuốc thường gây ra tình trạng này là aspirin.

Do đó, khi đang uống một loại thuốc mà xuất hiện vết bầm tím trên da, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều chỉnh kịp thời, tránh xuất huyết bên trong.

Mất cân bằng nội tiết tố

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các vết bầm tím là mất cân bằng nội tiết tố. Nữ giới vào giai đoạn mãn kinh thường bị thiếu hụt estrogen. Đây là nguyên nhân khiến các mạch máu bị suy yếu, tổn thương và xuất huyết.

Đồng thời, khi càng lớn tuổi, hệ thống mao mạch sẽ yếu dần, mất dần tính đàn hồi. Trong trường hợp này, các vết bầm tím thường xuất hiện ở chân.

Thiếu chất dinh dưỡng

Khi thiếu một vài vitamin, cơ thể cũng có thể xuất hiện các vết bầm tím. Các vitamin B12 tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu, vitamin K có tác dụng đông máu và vitamin C thúc đẩy hoạt động sản xuất tế bào. Bên cạnh đó, vitamin P tham gia vào quá trình sản xuất collagen, giúp mao mạch đủ dày để chịu được áp lực của dòng máu. Nếu thiếu các vitamin trên, mạch máu sẽ bị yếu và dễ vỡ, gây ra các vết bầm tím.

Khi thiếu một vài vitamin, cơ thể cũng có thể xuất hiện các vết bầm tím. Ảnh: BrightsiteKhi nhận thấy mình bị thiếu vitamin, chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên bổ sung các thực phẩm trà xanh, bí đỏ, tỏi, chuối, trứng, cá, gan, rau diếp cá,… vào bữa ăn hàng ngày. Những thực phẩm này giàu vitamin K, B12, P, A,… rất tốt cho sức khỏe.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn không nên sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung vitamin nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường thường gặp vết bầm tím trên da. Nguyên nhân là bệnh tiểu đường tác động tiêu cực đến tuần hoàn máu nên dễ gây ra các vết bầm tím. Ngược lại, các vết bầm tím cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.

Ngoài các vết bầm tím, người bệnh cũng sẽ gặp một số triệu chứng khác như khát nước, mệt mỏi, thị lực giảm… Khi thấy vết bầm tím cùng với các dấu hiệu trên, bạn hãy đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....