Chàm khô ở trẻ nhỏ và cách chữa trị mau lành

Thứ Hai, 11/02/2019 12:02 PM (GMT+7)

Trẻ em sức đề kháng yếu và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện dẫn đến không có khả năng chống chọi lại với những tác nhân gây hại bên ngoài. Chính vì thế bé rất dễ mắc bệnh chàm khô. Chưa mấy phụ huynh biết về căn bệnh này và cách chữa trị, nên chúng tôi sẽ trình bày ngay sau đấy.

Empty

Bệnh chàm khô ở trẻ nhỏ

Bệnh chàm khô xuất hiện khi da của bé bị khô dẫn đến nứt nẻ và bị viêm da. Chủ yếu bệnh này xảy ra do sức đề kháng của bé còn yếu ớt và rất dễ bị dị ứng với những tác nhân có hại bên ngoài như bụi bẩn, hóa chất hay thực phẩm không lành tính

Cách điều trị và phòng bệnh chàm khô ở trẻ

Khi thấy xuất hiện những triệu chứng như trẻ bị ngứa da, nổi mẩn đỏ trên da kéo dài không rõ nguyên nhân. Tốt nhất cha mẹ cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, đơn thuốc của trẻ sẽ có những loại thuốc cơ bản như sau:

Kem dưỡng ẩm: Khi da khô, điều cần phải làm đầu tiên đó là bổ sung độ ẩm cho da. Tốt nhất, nên bôi kem dưỡng ẩm lên da cho bé sau khoảng 3 phút sau khi tắm xong.

Sử dụng thuốc steroid: Thuốc steroid là dạng thuốc bôi. Khi trẻ mắc bệnh chàm khô ở mức độ nhẹ, các mẹ có thể dùng thuốc steroid để bôi lên da cho trẻ. Tuy nhiên, khi dùng cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, cụ thể như:

  • Chỉ nên dùng thuốc steroid tại vùng da đỏ, ngứa, thô ráp, bôi lượng vừa phải, không nên bôi lan rộng cả những vùng da lành.
  • Không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài vì có thể gây ra một số tác dụng phụ khá nguy hiểm như teo da, khô da.
  • Không dùng thuốc vùng mí mắt.
  • Nếu điều trị ở mặt thì nên dùng thuốc steroid nồng độ nhẹ để bôi.
  • Không dùng quá 2 lần trên một ngày.
    Empty

Sử dụng thuốc kháng histamin: Đây là loại thuốc điều trị bệnh dị ứng phổ biến. Thuốc có tác dụng giảm triệu chứng ngứa ở trẻ, giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn. Tuy nhiên, cần thực hiện đúng theo toa thuốc bác sĩ đã kê, không được tự ý sử dụng thuốc rất nguy hiểm.

Khi sử dụng mà thuốc có hiệu quả nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, chế độ ăn uống và sinh hoạt nữa. Chính vì vậy, ngoài điều trị bệnh, để nhanh khỏi và phòng ngừa bệnh hiệu quả, cha mẹ cần thực hiện tốt những điều sau:

Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, nước không chỉ thỏa mãn cơn khát mà còn giúp cơ thể thanh lọc, loại bỏ chất độc ra ngoài. Mỗi ngày nên uống ít nhất 2-2,5 lít nước.

Chế độ ăn uống khoa học: Nên cho trẻ ăn thêm nhiều những thực phẩm có tính mát như bí đao, rau má, bí đỏ, đậu xanh. Bổ sung trái cây tươi bằng cách ăn hay ép nước, làm sinh tố.

Không nên ăn thực phẩm cay nóng và thực phẩm dễ gây dị ứng như thịt gà, hải sản, mắm nêm, mực.

Khi có những dấu hiệu bị ngứa da, nổi mẩn đỏ nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

Bệnh chàm khô không phải là bệnh được liệt kê vào danh mục nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh này sẽ gây rất nhiều khó chịu cho trẻ, thế nên cha mẹ cần chữa trị ngay lập tức để trẻ luôn cảm thấy thoải mái và vô tư đùa nghịch.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....