789

Chăm sóc bé vào mùa hè: Những điều cha mẹ cần ghi nhớ

Thứ Năm, 09/05/2019 04:24 PM (GMT+7)

Thời tiết mùa hè nắng mưa thất thường; nhiệt độ không khí dao động, độ ẩm môi trường cao... là cơ hội cho vi khuẩn, virut phát triển và gây bệnh. Dưới đây là những cách chăm sóc bé vào mùa hè các bậc phụ huynh cần ghi nhớ.

cham-tre-mua-he

Chú ý nhiệt độ phòng

Khác với người lớn, khả năng điều hòa thân nhiệt của trẻ sơ sinh rất kém, nhất là với những bé sinh non. Mẹ nên chú ý giữ phòng của bé luôn thoáng khí. Trong trường hợp sử dụng máy lạnh, mẹ không nên hạ nhiệt độ quá thấp. Những bé sinh đủ tháng, mặc quần áo đầy đủ có thể chịu được nhiệt độ phòng từ 26-28 độ C. Không nên để bé nằm ngay nơi máy lạnh phả hơi. Đặc biệt, không nên mở quạt trong phòng máy lạnh.

Ngoài ra, mẹ không nên thường xuyên bế con ra ngoài. Thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể làm bé bị bệnh do sự tăng tiết dịch ở mũi, miệng.

Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Mẹ có thể tắm cho con mỗi ngày. Tuy nhiên, việc tắm cho bé quá nhiều lần trong một ngày là không cần thiết. Tắm cho bé quá nhiều sẽ làm trôi lớp bảo vệ tự nhiên và độ ẩm trên da bé, làm giảm khả năng tự bảo vệ của làn da.

Một số lưu ý khi tắm cho bé:

– Duy trì nhiệt độ phòng khoảng 28 – 30 độ C.

– Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và cắt móng tay gọn gàng trước khi tắm cho bé.

– Sử dụng xà phòng dành riêng cho trẻ em để tránh gây kích ứng da.

Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh:

– Rửa tay bằng nước và xà phòng, sát trùng lại bằng cồn 90 độ.

– Dùng bông gòn và nước sạch lau rốn, sau đó thấm khô cuống rốn và chân rốn.

– Sát trùng vùng da quanh rốn bằng cồn 70 độ

– Có thể để hở hoặc băng lại bằng một lớp gạc mỏng, vô trùng

– Quấn tã dưới rốn, tránh để phân và nước tiểu bé làm ô nhiễm vùng rốn.

Phần rốn còn lại của bé sẽ bắt đầu rụng sau khi sinh khoảng 5-7 ngày. Cuống rốn là một vết thương hở, rất dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng nếu không được chăm sóc cẩn thận. Nhiễm trùng rốn rất nguy hiểm, có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu nến không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi vệ sinh rốn cho bé, mẹ nên lưu ý những trường hợp bất thường như: rốn có mùi hôi, rỉ máu, rỉ nước vàng hoặc chậm rụng rốn sau 3 tuần …

Bảo vệ làn da của bé

– Thường xuyên lau khô mồ hôi ở những vùng da ở cổ, lưng, khủy tay, bẹn, mông giúp bé không bị cảm lạnh hay rôm sảy. Nếu bé bị rôm, sảy, mẹ có thể tắm cho con bằng thuốc tím pha loãng hoặc nước khổ qua (mướp đắng).

– Sau khi thay tã, nên rửa sạch hậu môn và bộ phận sinh dục cho bé, theo chiều từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn từ hậu môn tấn công vùng kín của con.

– Mặc quần áo bằng chất liệu thoáng mát, có khả năng thấp hút mồ hôi.

– Cho bé tắm nắng vào buổi sáng khoảng 30 phút. Thời gian tắm nắng tốt nhất là từ 6h30 đến 7h30

Tăng cường hệ miễn dịch

Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch chưa phát triển rất dễ trở thành mục tiêu tấn công của các loại vi khuẩn, nhất là trong mùa hè, môi trường tuyệt vời để vi khuẩn sinh sôi. Chính vì vậy, mẹ nên đặc biệt chú ý quan sát bé hằng ngày để phát hiện những điểm bất thường dù là nhỏ nhất.

Các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi bú mẹ, vừa giúp con bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, vừa tăng khả năng miễn dịch cho bé.

Đối với những trẻ không bú mẹ, nên chú ý bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ để giúp bé tăng sức đề kháng.

Bí quyết mẹ cần ghi nhớ khi chăm sóc bé dưới 1 tháng tuổi vào mùa hè

Trước khi cho con bú hãy vệ sinh núm vú sạch sẽ. Mẹ hãy dùng khăn mềm nhúng nước ấm và lau sạch đầu vú, kẽ vú nhé.

Mẹ hãy  tắm nắng cho trẻ để con tổng hợp được vitamin D, giúp hấp thụ canxi giúp xương chắc và giảm hiện tượng vàng da ở trẻ. Mỗi ngày mẹ nên tắm nắng cho bé khoảng 15 – 20 phút vào buổi sáng sớm khoảng 6h30 đến trước 7h30 để bé phát triển khỏe mạnh.

Mẹ hãy chạm tay vào bụng con, nếu quá nóng thì bỏ bớt chăn hoặc đắp thêm nếu con lạnh.

Nên cho trẻ ngủ ở tư thế nằm ngửa để bé không bị khó thở.

Tốc độ tăng thân nhiệt của trẻ sơ sinh cũng lớn gấp 3-5 lần người lớn, hệ thống điều hòa thân nhiệt của trẻ chưa phát triển đầy đủ nên bé ít điều tiết mồ hôi.

Thường xuyên lau khô mồ hôi ở những vùng da ở cổ, lưng, khuỷu tay, bẹn, mông giúp bé không bị cảm lạnh hay rôm sảy, cảm lạnh.

Quần áo của trẻ đầy đủ, khô thoáng và nhiệt độ phòng khoảng 25-28 độ C.

Mẹ nên đặc biệt chú ý quan sát bé hằng ngày để phát hiện những điểm bất thường dù là nhỏ nhất vì cơ thể bé hệ miễn dịch còn yếu, dễ bị các bệnh xâm nhập, đặc biệt với bé dưới 1 tháng tuổi.

Mỗi ngày thay quần áo nhiều lần để da em bé được sạch sẽ. Khi đêm xuống trời có thể lạnh xuống, bạn có thể cho bé mặc quần áo dài tay.

Nên cho trẻ nằm trên chiếu phù hợp, sẽ mát mẻ hơn so với nằm ngủ trên đệm.

Hạn chế quấn em bé vào mùa hè và cũng hạn chế mặc bỉm hoặc tã nếu thấy bé bị hăm ở mông, háng.

Tắm cho trẻ vào thời gian thích hợp, Sau khi tắm cho bé mẹ cần mặc quần áo ngay cho trẻ khi đã lau khô người.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...