Chăm sóc người già bị bệnh Alzheimer

Thứ Hai, 24/06/2019 07:29 AM (GMT+7)

Bệnh Alzheimer được gọi là bệnh thường gặp ở người cao tuổi bởi vì căng thẳng mạn tính khi nhìn thấy người thân từ từ suy giảm ảnh hưởng đến mọi người.

benh-nhan-alzheimer

Alzheimer là bệnh gì?

Bệnh Alzheimer, bệnh lú lẫn, kém nhớ, được bác sĩ tâm thần kinh Alois Alzheimer, Đức, mô tả đầu tiên năm 1901. Bệnh thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi, hãn hữu cũng có trường hợp trẻ hơn. Đây là một trong những bệnh phổ biến của người cao tuổi, và là nguyên nhân gây chết người đứng hàng thứ tư. Theo thống kê của giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, năm 2006 có 26,6 triệu người mắc bệnh Alzheimer trên toàn thế giới. Dự đoán tỉ lệ mắc Alzheimer trên thế giới sẽ là 1,2% vào năm 2050. Chi phí cho điều trị Alzheimer cũng khá cao, theo số liệu của Hội Alzheimer Hoa Kỳ, hằng năm nước này chi trực tiếp điều trị hơn 200 tỷ đô la.

Bệnh diễn tiến rất chậm nên khởi đầu, các đơn phân tử amyloid beta (oligomers) sẽ tấn công các tiếp hợp (synapse) của các nơ-ron, về sau các đơn phân tử beta amyloid trùng hợp lại thành polymer rồi thành các mảng amyloid gây tổn thương các vùng, nhân xám trung ương não bộ. Các oligomers thường xuất hiện cả chục năm trước khi trở thành các mảng bám.

Triệu chứng của bệnh Alzheimer là gì?

Người bị AD có thể cho thấy các triệu chứng của bệnh từ ba đến năm năm trước khi chẩn đoán. Giai đoạn này, khi sự thay đổi xuất hiện nhưng bệnh chưa chuyển biến xấu, được gọi là “suy giảm nhận thức nhẹ” hoặc MCI. Cần hiểu rằng không phải tất cả mọi người bị MCI sẽ mắc AD. Thực tế, khoảng 40-50% số này có thể không bao giờ mắc AD. 

Nhiều Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội cho rằng, những vấn đề ban đầu thường được xem là những thay đổi bình thường do lão hóa, và chỉ khi nhìn lại thì người chăm sóc mới nhận thấy rằng các triệu chứng đã diễn ra trong nhiều năm. Mặc dù trung bình, người bệnh sống được thêm bốn đến tám năm sau khi chẩn đoán, nhưng việc họ sống thêm 20 năm không phải là hiếm. Để dễ dàng hiểu được những thay đổi xảy ra khi bệnh tiến triển, AD thường được chia thành ba giai đoạn: đầu, giữa và cuối. Tuy nhiên, sự phát triển và tiến triển của các triệu chứng ở mỗi cá nhân là khác nhau.

 Bệnh Alzheimer được gọi là bệnh thường gặp ở người cao tuổi bởi vì căng thẳng mạn tính khi nhìn thấy người thân từ từ suy giảm ảnh hưởng đến mọi người. Việc điều trị hiệu quả sẽ giải quyết nhu cầu của cả gia đình. Người chăm sóc phải tập trung vào nhu cầu của chính họ, dành thời gian cho sức khỏe của họ, và nhận sự hỗ trợ, nghỉ ngơi thường xuyên sau công việc chăm sóc để có thể luôn khỏe mạnh trong cuộc hành trình chăm sóc này. Hỗ trợ tình cảm và thực tiễn, tư vấn, thông tin nguồn lực, và các chương trình giáo dục về bệnh Alzheimer đều giúp người chăm sóc mang đến sự chăm sóc tốt nhất có thể cho người thân.

Dĩ nhiên điều dễ nhất một người có thể nói và điều khó chấp nhận nhất là lời khuyên chăm sóc bản thân khi bạn là người chăm sóc. Theo một người chăm sóc, “sự chăm sóc mà bạn dành cho bản thân là sự chăm sóc mà bạn dành cho người thân của mình.” Thường khó có thể nhìn được xa hơn những công việc chăm sóc đang chờ đón bạn mỗi buổi sáng.

Chăm sóc người bị bệnh Alzheimer

Thông qua đào tạo, người chăm sóc có thể học cách kiểm soát các hành vi đầy thách thức, cải thiện kỹ năng giao tiếp, và bảo đảm an toàn cho người bị bệnh Alzheimer. Nghiên cứu cho thấy người chăm sóc ít bị căng thẳng hơn và có sức khỏe tốt hơn khi họ học các kỹ năng thông qua khóa đào tạo người chăm sóc và tham gia vào (các) nhóm hỗ trợ (trực tuyến hoặc trực tiếp). Việc tham gia vào các nhóm này có thể cho phép người chăm sóc chăm sóc người thân ở nhà lâu hơn.

Phòng ngừa bệnh

Bạn có thể phòng ngừa bệnh này bằng nhiều cách sau đây:

1. Kích thích trí não

Những người luôn cố gắng ghi nhớ và hoạt động não bộ sẽ ít có nguy cơ mất trí hơn, bạn có thể thực hiện như sau:

- Đọc sách báo thường xuyên.

- Chơi đố chữ hay những trò chơi trí tuệ.

- Ghi chép lại các hoạt động trong ngày.

- Hãy thử học 1 môn ngoại ngữ mới.

2. Tập thể dục thường xuyên

- Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ 30-60 phút mỗi ngày, đi bơi, nâng tạ, các bài tập phối hợp cân bằng.

- Tập thể dục nhẹ nhàng giúp tăng khả năng kết nối các mạch máu trong não và kích thích phát triển khả năng nhận thức.

3. Giao tiếp xã hội

- Tham gia 1 nhóm xã hội hoặc 1 lớp học về chủ đề mà bạn quan tâm.

- Tham gia các hoạt động tình nguyện.

- Gặp gỡ bạn bè, hàng xóm của bạn.

- Đi ra ngoài thường xuyên hơn (xem phim, công viên, cà phê,...)

4. Cải thiện chế độ ăn uống.

- Giảm đường: Hạn chế đường và carbohydrat như bột mì trắng, mì ống, gạo trắng hoặc bất cứ thứ gì có đường.

- Tránh các loại dầu hydro hóa: Chất béo trans có thể gây viêm và tạo ra các gốc tự do có hại cho não. Vì vậy, cố gắng giảm tiêu thụ thức ăn nhanh và thực phẩm đóng gói sẵn.

- Tiêu thụ nhiều omega-3: DHA trong các axit béo omega-3 có thể giúp ngăn ngừa Alzheimer và mất trí nhớ bằng cách giảm các mảng beta-amyloid.

- Chế độ ăn giàu vitamin B12 và axit folic, vì chúng là các vitamin chịu trách nhiệm hình thành DNA và duy trì các tế bào thần kinh khỏe mạnh.

- Tăng cường trà xanh, bổ sung vitamin E (có nhiều trong đậu tương, giá, vừng, lạc, hạt hướng dương,...)

5. Ngủ đủ giấc

- Chất lượng giấc ngủ kém tương đương với mức beta-amyloid cao hơn (một loại protein làm tắc nghẽn não giúp ngăn ngừa giấc ngủ sâu).

- Thiếu ngủ ảnh hưởng đến suy nghĩ và tâm trạng của bạn, có nhiều nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer hơn.

- Nếu bạn bị mất ngủ, hãy điều chỉnh theo các gợi ý sau:

+Tránh ngủ nhiều vào buổi trưa, vì nó có thể làm mất ngủ buổi tối.

+ Thư giãn buổi tối: 1-2 giờ trước khi ngủ là khung thời gian lý tưởng để chuẩn bị tinh thần cho não bộ.

+ Tắt phần lớn đèn trong phòng và nằm thư giãn.

+ Tắm cũng là 1 cách thư giãn.

+ Đọc một cuốn sách nhẹ nhàng.

+ Tạo một lịch trình ngủ và duy trì nó: Cố gắng tạo một nhịp sinh học tự nhiên bằng cách đi ngủ và thức dậy vào một thời điểm nhất định và đều đặn mỗi ngày.

6. Kiểm soát căng thẳng

- Khi stress tăng cao, cơ thể bài tiết quá nhiều cortisol làm teo vùng hải mã của não, nơi đảm nhận việc xử lý trí nhớ và giúp não phát triển.

- Do đó, khi có quá nhiều stress, não sẽ trở nên rối loạn và làm trí nhớ suy giảm.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...