Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần dựa vào cộng đồng

Chủ Nhật, 30/12/2018 03:07 PM (GMT+7)

Với phong tục tập quán, văn hóa và thực tế của Việt Nam, việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi dựa vào cộng đồng là phù hợp, là cơ sở để các cơ chế, chính sách cần hướng đến.

Những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe..., nhờ đó, tuổi thọ của người dân cũng được nâng cao. Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và hiện có khoảng 10,1 triệu người cao tuổi, chiếm 11% tổng dân số, trong đó có hơn hai triệu người trên 80 tuổi. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong những nước điển hình và được xếp vào nhóm mười nước có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Dự báo đến năm 2030, tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam chiếm 17% và đến năm 2050 chiếm 25% dân số cả nước. Nếu như các nền kinh tế phát triển phải mất vài thập kỷ, thậm chí cả thế kỷ để chuyển đổi từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn dân số già thì Việt Nam chỉ mất 22 năm. Già hóa dân số nhanh có hai nguyên nhân chính là: Mức sinh ngày càng giảm và tuổi thọ ngày càng tăng. Đáng chú ý, tuổi thọ tăng cao (74 tuổi) nhưng tuổi khỏe mạnh vẫn còn thấp (64 tuổi), như vậy mười năm cuối đời là sống không khỏe. Theo GS Phạm Thắng, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa T.Ư, người cao tuổi ở Việt Nam có mười vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc sức khỏe, đó là: Đa bệnh lý; các bệnh phức tạp; biểu hiện không điển hình; dùng nhiều thuốc; hội chứng dễ tổn thương; hội chứng sa sút trí tuệ; ngã; suy dinh dưỡng; giảm khả năng vận động; giảm hoạt động chức năng.

Empty

Già hóa nhanh với nhiều điểm đáng lưu ý đã tạo những áp lực rất lớn trong việc ban hành và thực thi những chính sách liên quan, nhất là công tác chăm sóc sức khỏe để người cao tuổi sống khỏe và sống tốt. Hội thảo thích ứng với già hóa dân số do Chính phủ và Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tổ chức mới đây đã khuyến nghị để các nền kinh tế thành viên nghiên cứu, vận dụng một cách sáng tạo phù hợp với luật pháp và điều kiện kinh tế - xã hội. Các khuyến nghị nêu rõ, cần định hướng lại hệ thống y tế và phát triển các hệ thống chăm sóc dài hạn, nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng của người cao tuổi theo hướng nhấn mạnh vào bệnh không lây nhiễm, dự phòng, mở rộng độ bao phủ chăm sóc sức khỏe phổ cập; có chiến lược phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ dựa vào giá trị nhằm nâng cao chất lượng, tăng tính hiệu quả và đầu ra của công tác y tế; tăng cường chính sách và thực hiện các chương trình để cải thiện việc tiếp cận, thụ hưởng chăm sóc sức khỏe ban đầu, can thiệp và phòng ngừa như tiêm chủng và sàng lọc chẩn đoán; tăng tính sẵn có của dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tập trung vào nhu cầu chăm sóc các bệnh mãn tính của người cao tuổi; lồng ghép và tăng cường đầu tư chăm sóc y tế với chăm sóc xã hội; cung cấp chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng và tại nhà cũng như dịch vụ chăm sóc dài hạn…

Qua các nghiên cứu thực tế cũng như phong tục, tập quán của người Việt Nam, các chuyên gia trong lĩnh vực này đều cho rằng, công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần dựa vào cộng đồng. Để làm được điều đó cần phát triển mô hình y học gia đình; củng cố các hệ thống bệnh viện chuyên về lão khoa và nhân lực trong chăm sóc người cao tuổi. Việt Nam cũng cần phát triển nhiều mô hình như nhà dưỡng lão phù hợp với truyền thống văn hóa; đẩy mạnh phát triển y tế cơ sở để không chỉ phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu mà còn giúp chăm sóc người cao tuổi tập trung vào các bệnh mãn tính; cần có chính sách phát huy vai trò của người cao tuổi trong xã hội, đây là một trong những phương pháp chăm sóc tốt nhất... Phát huy vai trò và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng là một trong những giải pháp hữu hiệu, quan trọng và chủ yếu trong bối cảnh già hóa dân số đang tăng nhanh.

Empty

Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, quá trình già hóa của mỗi vòng đời trải qua ba giai đoạn: Năng lực sống cao và ổn định; suy giảm năng lực; suy giảm, mất năng lực nặng nề. Theo khung phân tích của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các can thiệp tác động vào quá trình già hóa, nâng cao năng lực nội tại và khả năng hoạt động nhằm mục tiêu già hóa khỏe mạnh có thể chia thành ba nhóm, trải suốt vòng đời, đó là: Can thiệp về dịch vụ y tế, bao gồm các can thiệp cung cấp dịch vụ y tế dự phòng, chẩn đoán sớm và kiểm soát bệnh mãn tính; thực hiện can thiệp chăm sóc dài hạn để hỗ trợ người cao tuổi nâng cao năng lực, hành vi và chăm sóc bảo đảm nhân phẩm cho người cao tuổi ở giai đoạn cuối vòng đời, khi năng lực đã bị suy giảm nặng nề; can thiệp vào môi trường văn hóa, xã hội, bao gồm các can thiệp nhằm nâng cao năng lực, đẩy mạnh lối sống, hành vi lành mạnh cho sức khỏe một cách mạnh mẽ ngay từ giai đoạn đầu của vòng đời, hỗ trợ người cao tuổi loại bỏ những rào cản trong tham gia hoạt động kinh tế - xã hội, bù đắp sự mất mát về năng lực sống ở giai đoạn cuối.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....