Chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà

Thứ Ba, 02/10/2018 04:29 PM (GMT+7)

Bên cạnh việc cho bé bị viêm phổi uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và tái khám đúng hẹn, cha mẹ cũng cần biết những cách chăm sóc trẻ.

Bên cạnh việc cho bé bị viêm phổi uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và tái khám đúng hẹn, cha mẹ cũng cần biết những cách chăm sóc trẻ.

Cần tăng cường cho trẻ ăn, bú, tránh các tập quán kiêng ăn.

Cho trẻ ăn đủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh.

Khi trẻ vừa khỏi bệnh cũng cần bồi dưỡng thêm cho trẻ mau lại sức. Đối với trẻ nhỏ, khi mũi bị nghẹt, tắc, trẻ sẽ khó bú, khó ăn hơn. Vì vậy cần làm thông thoáng, sạch mũi cho trẻ để trẻ có thể bú, ăn dễ dàng hơn.

Cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường cho trẻ bú. Đây là điều rất quan trọng vì trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đàm, dịu họng, giảm ho.

cach-cham-soc-tre-so-sinh-khi-lan-dau-lam-me

Riêng đối với vấn đề ho, chúng ta cần lưu ý: Khi trẻ bị viêm phổi, ho chính là phản xạ có lợi để tống đàm dãi ra ngoài, giúp đường thở được thông thoáng cho trẻ có thể hít thở dễ dàng. Vì vậy không nên lạm dụng các loại thuốc ho để kìm hãm phản xạ có lợi này của trẻ. Chỉ khi trẻ ho nhiều dẫn đến những hậu quả xấu cho trẻ như nôn ói, mất ngủ, đau tức ngực, đau rát họng,... chúng ta có thể cho trẻ dùng các thuốc ho an toàn theo hướng dẫn của bác sĩ.Trong quá trình chăm sóc, cha mẹ cần cũng cần lưu ý theo dõi những dấu hiệu nặng như sau để đưa ngay trẻ tái khám lại ngay:

- Ho vừa đến nặng: Thường là ho nặng tiếng, nhưng không nhất thiết như vậy.

- Thở nhanh liên tục (khác với thở nhanh nhất thời khi trẻ bị sốt cao). Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút (dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (2 tháng - 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (trên 1 tuổi).

- Thở gắng sức: Cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn (phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực.

- Đau ngực: Không chỉ trong lúc ho, mà cả giữa các cơn ho.

- Nôn: Không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho.

- Tím tái quanh môi và ở mặt - do thiếu oxy.

- Trẻ thở khó khăn (thở nhanh hơn, mạnh hơn, thở co lõm lồng ngực).

- Trẻ không thể uống được nước.

- Trẻ trở nên lừ đừ, bứt rứt.

Đây là những dấu hiệu cho biết bệnh của trẻ đã trở nặng, cần nhập viện ngay.

Phòng bệnh viêm phổi ở trẻ

cham-soc-tre-so-sinh-bi-viem-phoi-tai-nha-medonthan.net-1

- Giữ ấm cho trẻ, nhất là buổi sáng và tối.

- Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh. Lưu ý: vì trẻ cũng dễ bị lây chéo bệnh từ người lớn trong gia đình nên cha mẹ cũng cần lưu ý phòng bệnh cho chính mình.

- Cho trẻ uống nhiều nước và ăn uống đủ chất.

- Tránh đưa trẻ đến chỗ đông người, khi ra ngoài đường cần đeo khẩu trang cho trẻ.

- Cho trẻ chích ngừa đầy đủ nhất là các thuốc ngừa cúm, phế cầu, Hib.

Thực hiện các biện pháp phòng tránh và chăm sóc như trên chắc chắn trẻ sẽ mau hết bệnh phổi.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....