Chăm sóc trẻ sốt phát ban đúng cách

Thứ Năm, 23/04/2020 05:30 PM (GMT+7)

Sốt phát ban thường gặp ở trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi, đặc biệt là những trẻ vừa qua đợt sốt vi rút hoặc viêm nhiễm.

Sốt phát ban thường gặp ở trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi, đặc biệt là những trẻ  vừa qua đợt sốt vi rút hoặc viêm nhiễm. Đây là giai đoạn trẻ có sức đề kháng kém vì lượng kháng thể tự nhiên của mẹ truyền cho trẻ trong giai đoạn bào thai và qua sữa mẹ đã giảm xuống trong khi hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện.

Trẻ bị sốt phát ban thường có triệu chứng sốt nhẹ 37,5 - 38 độ C hoặc sốt cao đến 39,4 độ C. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 1 tuần, tùy vào thể trạng và nguyên nhân gây ra bệnh ở trẻ. Khi tình trạng sốt giảm thì trẻ bắt đầu xuất hiện các nốt phát ban trên người. Các virus gây sốt phát ban ở trẻ đa số lành tính và sẽ tự khỏi trong thời gian từ 5-7 ngày nếu được chăm sóc tốt.

Khi trẻ bị sốt phát ban, cha mẹ cần biết sớm các dấu hiệu để biết cách chăm sóc cũng như sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị nếu không thể tự chăm sóc tại nhà. Khi chăm sóc trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều sau:

Hạ sốt đúng cách cho trẻ: Thuốc hạ sốt cần được chỉ định từ bác sĩ và uống đúng liều chỉ định. Kết hợp lau mát cho trẻ để tránh biến chứng sốt cao khiến trẻ bị co giật.

Giảm ho, giảm đau họng cho trẻ bằng cách uống các loại thuốc ho theo chỉ định bác sĩ, hoặc sử dụng các bài thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như quất chưng mật ong, gừng hấp đường phèn,…

Làm thông mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý loãng, khăn giấy mềm, đảm bảo trẻ dễ thở, dễ ăn uống và bú mẹ.

Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, đầy đủ chất dinh dưỡng. Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để trẻ dễ hấp thụ hơn và không bị chán ăn khi cơ thể sốt, mệt. Cho trẻ uống nhiều nước hơn, các loại nước ép trái cây tốt cho sức khỏe, đảm bảo cung cấp vitamin cho cơ thể, cải thiện sức đề kháng.

Bên cạnh đó, để trẻ luôn khỏe mạnh, phát triển tốt và tránh được sốt phát ban, cha mẹ cần cho trẻ tiêm chủng vắc xin phòng ngừa theo lịch tiêm chủng quốc gia. Đây là cách phòng ngừa hiệu quả nhất.

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những nơi có mầm bệnh hoặc nghi ngờ có mầm bệnh. Khi thấy trẻ sốt cao không giảm hoặc thấy các dấu hiệu bất thường (mệt mỏi, khó thở, phân có máu, chảy mủ tai, co giật…), cần phải cho trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Phương Liên

Ngô Thị Hồng Duyên

Cùng chuyên mục

Dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Ở Việt Nam, tình trạng mắc sốt xuất huyết không ổn định, các đợt cao điểm thường vào khoảng tháng 6 đến...

Vì sao cần tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ trong 24h sau sinh?

Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B cao. Một trong những đường lây truyền nguy hiểm nhất của...

Tập huấn và nâng cao năng lực cho cán bộ an toàn vệ sinh thực phẩm

Vấn đề vệ sinh thực phẩm phải luôn được quan tâm không chỉ của các cán bộ mà còn toàn dân.

Kiểm tra và giám sát nghiêm ngặt các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập tỉnh Thanh Hóa

Hiện nay, các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập tỉnh Thanh Hóa xuất hiện nhiều và cần chú ý về chất...