Chăm sóc và điều trị trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng đúng cách

Thứ Bảy, 29/09/2018 10:04 PM (GMT+7)

Cách chăm sóc và điều trị trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng là điều mà hầu như mẹ nào cũng băn khoăn trong quá trình chăm sóc trẻ biếng ăn.

Cách chăm sóc và điều trị trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng là điều mà hầu như mẹ nào cũng băn khoăn trong quá trình chăm sóc trẻ biếng ăn. Để khắc phục được tình trạng biếng ăn ở trẻ trước hết mẹ phải tìm được nguyên nhân khiến bé biếng ăn và từ đó đưa ra các giải pháp chăm sóc và điều trị phù hợp. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng và cách điều trị trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng mời mọi người cùng tham khảo.

hat-ru-con-ngu-13231696

Tình trạng trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng tại Việt Nam

Theo tiêu chuẩn cân nặng/tuổi người ta chia suy dinh dưỡng làm 3 độ:

Suy dinh dưỡng độ I: Trọng lượng còn 90% so với tuổi

Suy dinh dưỡng độ II: Trọng lượng còn 75% so với tuổi

Suy dinh dưỡng độ III: Trọng lượng còn dưới 60% so với tuổi.Trẻ em suy dinh dưỡng còi xương có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Mẹ thiếu kiến thức nuôi con và dẫn đến sai lầm trong phương pháp nuôi dưỡng. Mẹ bị thiếu sữa hoặc trẻ bị cho ngưng sữa mẹ quá sớm dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa yếu từ nhỏ.Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo. Cho bé ăn dặm quá sớm, phương pháp cho bé ăn dặm không phù hợp cùng với những loại thực phẩm phù hợp, thức ăn ít chất dinh dưỡng hoặc bé không hấp thu được.Trẻ em suy dinh dưỡng có thể do biếng ăn: Trẻ thường biếng ăn ở giai đoạn cai sữa, làm quen với thức ăn mới hoặc thời điểm trẻ mọc răng cũng khiến bé khó chịu và biếng ăn ở thời gian này.Bố mẹ không có thời gian nấu ăn cho trẻ, thường cho bé ăn thức ăn nhanh, dẫn đến khẩu phần ăn mất cân bằng và giờ giấc ăn uống không khoa học.Ở Việt Nam, tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ ở mức độ cao, theo các chuyên gia của viện dinh dưỡng quốc gia nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ suy dinh dưỡng chính là do trẻ biếng ăn. Do đó, để điều trị được trẻ suy dinh dưỡng cần chúng ta cần giải quyết 2 vấn đề: tình trạng biếng ăn và thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng (suy dinh dưỡng) của trẻ.

Cách điều trị trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

1. Giải quyết tình trạng thiếu hụt năng lượng trầm trọng ở trẻ

Với những trẻ suy dinh dưỡng độ I và độ II chúng ta hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng việc thay đổi chế độ ăn uống và cách chăm sóc như sau:

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi bạn cần cho trẻ bú theo nhu cầu bất kể là ban ngày hay ban đêm, nếu bạn thiếu sữa hoặc mất sữa bạn cần bổ sung thêm sữa bột cho bé.Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên bạn cần đảm bảo bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất nhưng số bữa ăn phải tăng lên và tùy thuộc vào từng độ tuổi, thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay.Với trẻ suy dinh dưỡng nặng (độ III) thì cần theo chỉ định của bác sỹ. Bạn cần cho bé ăn nhiều bữa trong ngày, số lượng ăn ở mỗi bữa có thể ít hơn nhưng số bữa ăn phải nhiều hơn trẻ bính thường, tăng dần lượng calo. Những trẻ có suy dinh dưỡng nặng kèm theo tiêu chảy hoặc viêm phổi phải đưa vào điều trị tại bệnh viện.

2. Giải quyết vấn đề trẻ biếng ăn

Để giải quyết vấn đề thứ hai này bạn cần giải quyết về tình trạng trẻ ăn không ngon miệng, trẻ hấp thu kém. Do vậy, bạn nên có giải pháp để tăng cường vị giác và cải thiện hấp thu cho con.ăng cường vị giác cho con

Trẻ con là bản sao của người lớn nếu bạn biếng ăn thì trẻ cũng học theo nếu bạn múc ăn ngon lành sẽ khiến bé cảm thấy ngon miệng hơn và cũng muốn ăn. Đặc biệt, bạn cũng không nên nói bé không ăn món đó đâu sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và vị giác của trẻ.

anh-ep-an-1411556893059

Việc cho con ăn cùng gia đình hay trang trí món ăn đẹp mắt là các cách khiến con ăn ngon miệng hơn. Nếu bé ngậm và từ chối tất cả thức ăn thì bạn nên cho bé chơi với thức ăn trước các bữa ăn ví dụ như bạn cho bé tham gia vào quá trình nấu ăn, chọn món và trang trí món ăn để bé cảm thấy hứng thú hơn với bữa ăn.

Bên cạnh đó trong bữa ăn bạn và người thân cần tạo nên một bữa ăn vui vẻ chứ không nên tranh cãi gắt gao một vấn đề gì trong bữa ăn khi có mặt bé để bé cảm thấy vui vẻ, kích thích bé ăn ngon miệng hơn.

Tăng cường hấp thu: Trợ lực cho con từ bên trong

Việc bé ăn đủ, mẹ nhồi nhét cho bé ăn nhiều nhưng bé không hề tăng cân và thậm chí còn bị sụt cân lý do là do hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện nên việc bổ sung các vitamin nhóm B lúc này là rất cần thiết. Vitamin nhóm B có tác dụng hỗ trợ quá trình sản xuất năng lượng trong cơ thể cũng như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào. Vitamin nhóm B còn góp phần điều hòa tâm sinh lý, giúp chống lại những tâm trạng tiêu cực, mệt mỏi, ủ rũ và căng thẳng. Có thể nói, vitamin nhóm B đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của trẻ, cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Tuy nhiên, vitamin nhóm B không tồn tại nhiều trong thực phẩm tự nhiên và dễ bị phân hủy trong nước. Do đó, việc bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ là một điều không hề dễ dàng bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ, nhất là với trẻ biếng ăn hoặc trẻ gặp rắc rối với đường tiêu hóa. Một số loại vitamin nhóm B có vai trò quan trọng với tiêu hóa của trẻ:

Vitamin B1 cần thiết cho việc tạo ra một loại men (enzyme) quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hóa đường và quá trình phát triển của cơ thể. Ngoài ra, vitamin B1 còn kích thích sự tạo thành một loại men tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, kích thích cảm giác thèm ăn. Nếu trẻ bị thiếu vitamin B1 sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi và dẫn đến tình trạng biếng ăn, lười ăn.Vitamin B2 tham gia vào sự chuyển hóa thức ăn thành năng lượng bằng cách chuyển hóa chất bột, chất béo và chất đạm thông qua các loại men, giúp cơ thể tự cân bằng dinh dưỡng.Vitamin B6 tham gia vào men tiêu hóa dưới dạng coenzyme, đóng vai trò thiết yếu trong chuyển hóa chất đạm. chất bột đường và chất béo, đảm bảo hoạt động hệ thần kinh trung ương.Sau khi tình trạng dinh dưỡng được cải thiện, mẹ nên rèn con ăn theo quy tắc: Bữa ăn của bé không nên kéo dài quá 20-30 phút, không cho bé ăn vặt trong 1-2 tiếng trước bữa ăn chính và ăn vào một giờ cố định, không cho bé vừa ăn vừa xem ti vi, vừa ăn vừa chơi trò chơi gây mất tập trung vào bữa ăn.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...