Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh gout

Thứ Hai, 18/05/2020 01:43 PM (GMT+7)

Để điều trị bệnh gout, ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống để hỗ trợ chữa bệnh cũng như tránh tình trạng làm bệnh nặng hơn.

Bệnh gout thường xảy ra với nam giới trung niên. Những người có nguy cơ cao là béo phì, nghiện rượu, cà phê, người có tiền sử gia đình bị bệnh gout. Để điều trị bệnh gout, ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống để hỗ trợ chữa bệnh cũng như tránh tình trạng làm bệnh nặng hơn.

Sau đây là những thực phẩm nên và không nên ăn để có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người mắc bệnh gout.

Người bệnh gout nên ăn gì?

- Nhóm thực phẩm giàu chất xơ và hàm lượng purin thấp rất hữu ích cho người bệnh gout. Bệnh nhân bị gout nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả như: xà lách, dưa chuột, bắp cải, dưa gang, khoai tây,… Ngoài ra, có thể ăn trứng, sữa và những chế phẩm phomat trắng không lên men…

- Giảm lượng đạm trong khẩu phần: Tổng lượng thịt hoặc cá… đạm động vật, đậu đỗ khoảng 150g một ngày.

- Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.

- Uống nhiều nước, từ 2 - 2,5l nước mỗi ngày. Đặc biệt, bạn nên uống nước khoáng không ga có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tinh urate tại ống thận, làm giảm nguy cơ mắc biến chứng bệnh gout là sỏi thận.

Bị bệnh gout nên kiêng ăn gì?

- Để quá trình chữa bệnh gout mang lại hiệu quả cao, người mắc bệnh gout không nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm có gốc purin trong thực vật lẫn động vật. Cần ăn với số lượng vừa phải các loại hải sản như: cua, ghẹ, sò, nghêu…; các loại thịt màu đỏ như: thịt bò, thịt ngựa, thịt trâu…; các loại đậu như: đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu xanh, đậu đỏ… Không ăn phủ tạng động vật, nước luộc thịt, nước sườn, cá hộp, thịt hộp. Không ăn chế phẩm có cacao, chocolate.

- Không ăn thức ăn có vị chua (quả chua, dưa chua, cà muối..) vì chúng làm tăng axit máu.

- Cần chú ý khi sử dụng thực phẩm giàu chất béo  vì chúng khiến các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như: béo phì, tăng huyết áp,… có thể gia tăng nguy cơ.

- Ngoài ra, cần hạn chế những loại đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường; giảm tối đa việc dùng đồ uống có vị chua như: nước cam, xoài, chanh, ổi, cóc… bởi chúng đẩy nhanh quá trình kết tủa urat ở ống thận gây ra sỏi thận. Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè vì nó làm giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận hậu quả là làm tăng lactat máu.

Gout là một dạng của viêm khớp, thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần. Bên cạnh dùng thuốc, chế độ ăn hợp lý có vai trò rất quan trọng trong điều trị cơn gout cấp tính, mạn tính và có tác dụng làm giảm các cơn cấp.

Thanh Thúy

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Ở Việt Nam, tình trạng mắc sốt xuất huyết không ổn định, các đợt cao điểm thường vào khoảng tháng 6 đến...

Vì sao cần tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ trong 24h sau sinh?

Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B cao. Một trong những đường lây truyền nguy hiểm nhất của...

Tập huấn và nâng cao năng lực cho cán bộ an toàn vệ sinh thực phẩm

Vấn đề vệ sinh thực phẩm phải luôn được quan tâm không chỉ của các cán bộ mà còn toàn dân.

Kiểm tra và giám sát nghiêm ngặt các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập tỉnh Thanh Hóa

Hiện nay, các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập tỉnh Thanh Hóa xuất hiện nhiều và cần chú ý về chất...