Chia sẻ bí quyết giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon mà các mẹ nên biết

Thứ Sáu, 26/10/2018 04:17 PM (GMT+7)

Giấc ngủ bao giờ cũng rất quan trọng nhất là đối với trẻ sơ sinh. Chính vì vậy nên các mẹ hãy tham khảo cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon trong bài viết dưới đây để có cách chăm sóc cho con tốt nhất.

1. Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào?

Đối với trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi thì gần như thời gian của trẻ là ngủ suốt chỉ thức dậy để bú. Bởi vì trả sơ sinh có dạ dày nhỏ nên rất nhanh đói, vì vậy cứ thức dậy sau khoảng vài giờ để bú mẹ. Tuy nhiên trẻ sơ sinh cũng chưa phân biệt được khi nào là ngày và đêm nên các bé ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm.

Thông thường thì không cần phải đánh thức trẻ nhưng cũng không nên để cho bé ngủ suốt 3 giờ mà không cho con bú. Đối với  những trường hợp như sinh non tháng và nhẹ cân hay bị trào ngược dạ dày thực quản… thì cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon phải cho con bú thường xuyên hơn đấy nhé.

2. Các giai đoạn của một giấc ngủ

Trẻ sơ sinh cúng giống như người lớn giấc ngủ cũng được chia đều ra nhiều giai đoạn khác nhau, và cũng tùy vào từng giai đoạn có thể nằm yên hay cử động. Đối với trẻ sơ sinh  có hai loại giấc ngủ khác nhau:

– Giấc ngủ nhanh

Đây được xem là giấc ngủ nông, trẻ sẽ nằm mơ và mắt sẽ có cử động nhẹ và nhanh theo chiều trước sau, cho dù trẻ nhỏ có ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày, nhưng khoảng phân nửa thời gian là giấc ngủ nhanh. Cũng có nghĩa là bé chỉ ngủ sâu sau khoảng thời gian 8 giờ và trẻ lớn hơn hay với người lớn thì cũng ngủ ít hơn nhưng ngủ nhanh cũng ít hơn.

– Giấc ngủ chậm

Giấc ngủ chậm này lại bao gồm có 4 giai đoạn khác nhau:

+ Giai đoạn 1 đó là buồn ngủ, mí mắt sụp xuống hay có thể chớp liên tục và ngủ gà ngủ gật nữa.

+ Giai đoạn hai thì trẻ ngủ lơ mơ vẫn có thể cử động được hay giật mình và vặn người khẽ kêu

+ Giai đoạn ba thì trẻ ngủ sâu hơn và trẻ thường im lặng, không cử động

+ Giai đoạn bốn thì trẻ ngủ rất sâu và trẻ thường im lặng không có cử động

Giấc ngủ của trẻ thường diễn ra theo chu kỳ và bắt đầu từ giai đoạn một sau đó mới chuyển dần đến từng giai đoạn, đến giai đoạn 4 thì quay lại giai đoạn 3, rồi chuyển sang ngủ nhanh. Trong mỗi một giấc ngủ có thể có thêm vài chu kỳ ngủ trên và trong những tháng đầu trẻ có thể thức giấc và chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và có thể gây nên khó ngủ trở lại.

3. Trẻ sơ sinh tỉnh giấc như thế nào?

Đối với trẻ sơ sinh thì chúng cũng có rất nhiều kiểu tỉnh giấc khác nhau. Nếu như trẻ sơ sinh thức giấc vào cuối của chu kỳ ngủ thì trẻ bắt đầu giai đoạn tỉnh giấc yên lặng. Trong giai đoạn này thì trẻ dù có tỉnh táo và có thể nhận thức được môi trường xung quanh thì trẻ có thể nhìn mọi vật xung quanh và sau đó chuyển sang giai đoạn tỉnh giấc.

Lúc này thì bé sẽ chú ý thêm đến mọi tiếng động và những hoạt động diễn ra trong phòng. Tiếp đó là bé sẽ gào khóc và có thể khóc rất lớn. Khi đó thì các mẹ nên an ủi và làm dịu bé bằng cách ôm lấy bé và vỗ về cho bé ngủ ngon hơn nếu không bé có thể bị tăng kích thích trong giai đoạn này đấy nhé.

Tốt hơn hết là bạn hãy cho bé bú trước khi bé bước sang giai đoạn khóc. Vì trong giai đoạn này để trẻ sơ sinh ngủ ngon và hạn chế tình trạng trẻ hay cáu và nên không chịu bú. Đối với những đứa trẻ sơ sinh thì khóc chính là dấu hiệu cuối cùng khi đói bụng, sau khi bé đã làm một số dấu hiệu khác như tìm vú và đưa tay lên miệng.

Hạnh Lê

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...