Cho trẻ bú ngủ có phải là thói quen xấu?

Thứ Tư, 23/09/2020 11:37 AM (GMT+7)

Thực tế, bé muốn ngậm ti mẹ để vào giấc ngủ không phải là một thói quen xấu, điều này rất bình thường. Trẻ tìm ti mẹ vì nhiều lý do khác chứ không phải chỉ vì còn đói. Bú sữa mẹ ngoài việc giúp cho sự phát triển của bé còn có thể giúp bé giảm đau

bu-ngu

Nhiều bà mẹ trên toàn thế giới biết rằng cho con bú là một cách tự nhiên nhất để giúp bé đi vào giấc ngủ dễ dàng hoặc trở lại giấc ngủ khi bé thức dậy vào ban đêm. Thật vậy, sữa mẹ giống như liều thuốc bổ cho bé ngủ dễ dàng hơn vì có chứa một dạng hormone gọi là cholecystokinin có thể gây buồn ngủ cho cả bé và mẹ.

Ngoài ra, khi cho con bú và da tiếp da sẽ làm tăng mức độ oxytocin hoạt động như một liều thuốc an thần tự nhiên làm tăng cảm xúc của mẹ và bé cho cả hai cảm giác yên bình. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ lo lắng rằng việc con bú ngủ có thể ảnh hưởng đến thói quen tự ngủ của bé. Có nghĩa là, bé sẽ có thói quen ngậm ti mẹ khi ngủ. Nếu không có ti mẹ, bé sẽ rất khó ngủ thậm chí không chịu ngủ. Một số bà mẹ còn cho rằng cho trẻ bú ngủ có thể tạo thành thói quen xấu cho bé. Liệu điều này có đáng lo ngại?

Thực tế, bé muốn ngậm ti mẹ để vào giấc ngủ không phải là một thói quen xấu, điều này rất bình thường. Trẻ tìm ti mẹ vì nhiều lý do khác chứ không phải chỉ vì còn đói. Bú sữa mẹ ngoài việc giúp cho sự phát triển của bé còn có thể giúp bé giảm đau, mang lại sự ấm áp khi bé cảm thấy lạnh đồng thời cho bé cảm giác an toàn, giúp bé chuyển từ cảm giác buồn ngủ, kích thích quá mức hoặc quá mệt để đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Đây là điều hoàn toàn tự nhiên để giúp bé thư giãn để đi vào giấc ngủ.

6 điều bạn cần biết về việc cho con bú ngủ

Cho bé bú ngủ là thời gian bú hiệu quả nhất

Đối với một số bé lớn hơn từ 3 tháng trở lên thời gian vừa bú vừa ngủ là thời gian bú hiệu quả nhất. Bởi vì một số bé thường bị phân tâm bởi môi trường khi mẹ cố gắng cho bé bú lúc thức và với tính cách háo hức, thích khám phá thì việc bú mẹ trong lúc này lại kém hiệu quả hơn so với lúc ngủ. Cho bé bú mẹ khi bé không bị phân tâm bởi môi trường sẽ chắc chắn rằng bé bú đủ sữa và nguồn sữa mẹ cung cấp cũng được duy trì.

Cho bé bú ngủ có lợi cho cơ thể sản xuất sữa mẹ

Về căn bản, sữa mẹ được sản xuất dựa trên nhu cầu của bé. Khi bé bú càng nhiều sữa thì cơ thể lại sản xuất ra nhiều sữa hơn. Khi cho bé bú ngủ, cơ thể mẹ có thể sản xuất thêm lượng sữa mẹ đáng kể so với tổng lượng sữa mà bé nhận được trong thời gian 24 giờ. Vì vậy, nếu bạn đang cảm thấy mình có nguồn sữa khá ít, hãy thử cho bé ngậm ti bú lúc sắp ngủ.

Cho bé bú ngủ có lợi cho sự phát triển não bộ

Kích thước và trọng lượng não của trẻ khi vừa sinh ra đã bằng 1/4 so với người lớn. Việc người mẹ tiếp xúc càng nhiều với bé có những tác động lớn lao hơn là chỉ giúp cho bé no bụng, quá trình tiếp xúc giữa mẹ và con sẽ giúp hình thành và mở rộng các đường dẫn thần kinh não. Các đường dẫn hình thành sau khi ra đời sẽ kết nối cảm xúc với trí thông minh xã hội và từ 6-8 tuần, những đường dẫn này sẽ trở nên nhiều hơn hoặc ít hơn cho cuộc sống của bé. Vì vậy, cho bé bú ngủ giúp bé có nhiều cơ hội gần gũi với mẹ hơn và cũng tạo điều kiện tuyệt vời cho sự phát triển não bộ của bé.

Bạn không cần lo lắng về thói quen ngủ sau này của bé

Có rất nhiều trẻ có thói quen bú ngủ và thời gian sau vẫn có thể tự ngủ mà không cần bú hay ngậm ti. Bé sẽ làm được điều này khi sự phát triển về thể chất và cảm xúc đã sẵn sàng. Bạn không cần làm gì để điều này xảy ra, chỉ cần thư giãn và biết rằng khi bé đã sẵn sàng bé sẽ tự ngủ được.

Bé thường thức dậy vào ban đêm là điều bình thường

 Có khá nhiều bà mẹ lo lắng về tình trạng bé không ngủ thẳng giấc cả đêm ở một độ tuổi nhất định. Chắc hẳn bạn có thể đã nghe những câu chuyện từ người thân và bạn bè chẳng hạn như con của họ ngủ thẳng giấc cả đêm khi chỉ mới sáu tuần tuổi, ba tháng hoặc sáu tháng tuổi…Sự thật là, việc bé có thể ngủ xuyên đêm sẽ xảy ra khi sự phát triển của bé đã sẵn sàng cho dù bạn không có bất cứ tác động gì. Việc tập cho bé ngủ qua đêm không phải là một trận chiến để giành chiến thắng mà là một cột mốc phát triển mà các bé khác nhau sẽ đạt được tại mỗi thời điểm khác nhau.

Bé có thể ngủ tốt ngay cả khi bạn không ở bên cạnh

Nếu bạn có thói quen cho con bú ngủ thì việc lo lắng về chuyện bé có thể tự ngủ hay không nếu không có bạn bên cạnh cũng là điều hợp lý. Tuy nhiên, sự thật là trẻ rất giỏi thích nghi với những cách thức mới để đi vào giấc ngủ cho dù bạn không có ở đó. Con bạn sẽ thích ứng và người chăm sóc bé sẽ tìm mọi cách để an ủi và dỗ bé ngủ.

Đào Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....