Chuyên gia nhi nói gì về những "nụ hôn tử thần" với trẻ em?

Thứ Bảy, 09/11/2019 09:03 AM (GMT+7)

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cảnh báo, việc hôn hít trẻ có thể lây truyền virus cúm, virus viêm đường hô hấp, viêm gan A, thậm chí cả lao nguy hiểm.

Lời cảnh báo này đã được đưa ra rất nhiều nhưng vì thói quen sông nên nó vẫn tái diễn trong cuộc sống hàng ngày. 

Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, cảnh báo về nguy cơ lây truyền bệnh qua những nụ hôn hoàn toàn đúng.

Virus hợp bào đường hô hấp (RSV) không phải virus lạ. Đây là chủng virus đường hô hấp khá thường gặp, là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Căn bệnh này hiếm gặp ở người lớn, nên khả năng lây lan sang trẻ từ người lớn rất khó xảy ra.

"Nhưng các virus khác như cúm, virus viêm đường hô hấp, tay chân miệng, viêm gan A, thậm chí cả lao nguy hiểm là có nguy cơ xảy ra khi tiếp xúc gần đường hô hấp, hôn hít trẻ", PGS Dũng nói.

honhit

Trong giai đoạn đông -xuân, virus này hợp bào phát triển mạnh mẽ hơn, dễ dàng "tấn công" trẻ em. Khi nhiễm virus hợp bào, bệnh nhân có biểu hiện như các bệnh viêm đường hô hấp thông thường, khởi đầu là hắt hơi, sổ mũi nhiều và có thể sốt nhẹ tới cao. Các trường hợp nhiễm bệnh thường tự khỏi sau 3 - 5 ngày.

Tuy nhiên, ở những trường hợp sức đề kháng yếu như trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, trẻ đẻ non, thiếu cân, tim bẩm sinh… virus có thể tấn công gây các triệu chứng nguy hiểm, gây viêm mũi họng, viêm tai giữa, nặng hơn là dẫn tới viêm tiểu phế quản, viêm phổi, suy thở nhanh.

Bệnh do virus RSV gây ra chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì thế cần chăm sóc triệu chứng, nâng cao thể trạng và theo dõi sát diễn biến bệnh ở trẻ. Thông thường bệnh tự khỏi sau một vài ngày, còn khi xuất hiện các dấu hiệu nặng hơn nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn.

PGS Dũng cho rằng cần hạn chế thói quen hôn hít trẻ, tiếp xúc gần với trẻ nhất là khi người lớn có biểu hiện cúm như hắt hơi, sổ mũi, ho, bị các bệnh herpes...Người mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người nhiễm cúm, không đến khu vực đông người.

Người lớn có các bệnh đường hô hấp cần chủ động phòng bệnh bằng cách ly với trẻ, đeo khẩu trang, rửa tay xà phòng thường xuyên để tránh lây bệnh cho trẻ.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....