Chuyện kế hoạch hóa gia đình ở miền núi: Mua bao cao su đeo vào tay là có thật

Thứ Ba, 18/09/2018 10:30 PM (GMT+7)

Tại sao tôi làm đúng như hướng dẫn, đeo bao cao su mà vẫn có bầu?”, “Tại sao em đặt vòng rồi mà vẫn bị chậm kinh, thử que lại lên 2 vạch?”, “em đặt vòng, chồng cũng không có nhà hơn một tháng mà vì sao lại vẫn có thai?”… là những câu hỏi mà nhiều chị em phụ nữ băn khoăn

Đến bắt đền cán bộ vì có bầu

“Tại sao tôi làm đúng như hướng dẫn, đeo bao cao su mà vẫn có bầu?”, “Tại sao em đặt vòng rồi mà vẫn bị chậm kinh, thử que lại lên 2 vạch?”, “em đặt vòng, chồng cũng không có nhà hơn một tháng mà vì sao lại vẫn có thai?”… là những câu hỏi mà nhiều chị em phụ nữ đặt cho nữ hộ sinh Lê Thị Phương Thảo - nhân viên y tế Trạm Y tế xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Chị Thảo kể, chị làm ở trạm được 10 năm, 3 năm gần đây, trạm y tế có dự án hỗ trợ sức khỏe sinh sản người dân, chị được phụ trách phòng Tư vấn Tình chị em của Trạm. Cũng từ đây, chị đã gỡ rối cho biết bao vướng mắc của người dân trong khu vực và vùng lân cận.Phòng Tình chị em tại một số trạm y tế là nơi gửi gắm, chia sẻ của nhiều phụ nữ nhưng cũng là nơi xảy ra những câu chuyện dở khóc dở cười

Phần lớn chị em phụ nữ đến tìm hiểu cách phòng tránh thai, tâm sự về mâu thuẫn gia đình và giữ gìn sức khỏe sinh sản. Và đặc biệt, nhiều lần bị chị em đến “bắt đền” khi họ có bầu.

4d5dd4127855910bc844

“Một lần, chị vợ họ Triệu người dân tộc Tày ở xã Hoàng Thắng đến tìm tôi nhờ tư vấn. Chị này kể, hai vợ chồng có một cháu nhưng hoàn cảnh khó khăn nên không muốn đẻ nữa nên chị tìm đến để nghe tư vấn phương pháp kế hoạch.

Nhưng uống thuốc thì chị này hay quên, đặt vòng chị cũng không chịu, về sau, chị này chọn dùng bao cao su. Tôi lấy mô hình ra hướng dẫn cách đeo bao cho chị này xem”, chị Thảo chia sẻ.

Nhưng không rõ vì sao, một thời gian ngắn sau chị này tìm đến chị Thảo “bắt vạ” vì chậm kinh mất cả tuần. “Chị này dân tộc thiểu số nên giọng ngây ngô lắm, đến nói gay gắt vì sao đã làm đúng như hướng dẫn, đeo bao khi quan hệ mà vẫn có thai.

Hỏi ra, vợ chồng này không đeo bao ngay từ đầu mà khi chồng gần xuất tinh họ mới đeo vào!”, chị Thảo cho biết.

Cũng vướng mắc trong câu chuyện bao cao su, một cặp vợ chồng trẻ 18 tuổi đến bắt đền chị Thảo vì đã nghe hiệu thuốc dặn nhưng vẫn có em bé. Cụ thể, khi đi tìm một phương pháp “tránh có bầu”, cặp vợ chồng ra hiệu thuốc mua bao cao su.

12

Không rõ tại đây, nhân viên không chịu tư vấn hay nói không cụ thể, cặp vợ chồng này về vẫn sử dụng bao cao su. “Thế nhưng họ lại đeo vào tay chứ không phải vào dương vật của người đàn ông!”.Thành ra, bao cao su vẫn đeo nhưng bầu vẫn không tránh nổi. Cặp vợ chồng dắt díu nhau lên Trạm y tế xã Báo Đáp nhờ các nữ hộ sinh “giải quyết” và kế hoạch lại. Chị Thảo buộc phải lấy mô hình, dạy họ cách xé bao, luồn bao cho đúng và giải đáp tỉ mỉ tránh trường hợp cặp vợ chồng trẻ lại quên.

Cũng trong thời gian hoạt động, ở phòng tư vấn Tình chị em, phần lớn xoay quanh những câu chuyện tránh thai ra sao, tìm phương pháp nào phù hợp.

Tuy nhiên, do nhận thức người dân, nhất là người dân tộc thiểu số còn thấp, nhiều khi do ngại ngùng không hỏi kĩ nên thường vướng vào một số sai lầm tai hại. Trong đó, bao cao su chỉ là một nhánh của câu chuyện.

“Có trường hợp chị này đến đặt vòng, hầu như ai đến, tôi cũng yêu cầu họ cần thử quick-test có thai. Tuy nhiên nhiều người không hiểu, sợ mình bán test thử thai lấy tiền nên lấy cớ mới sạch kinh nguyệt vài hôm.

Là người cùng xóm, vì nể nang, nên ngại, tin tưởng các chị. Tôi cũng tiến hành đặt vòng cho các chị. Nhưng tự dưng có hôm, một bạn gái đến thắc mắc vì sao đặt vòng mà vẫn có thai là thế nào? Xong biện lý do, chồng đi vắng cả tháng rồi nhưng thử que vẫn lên 2 vạch.

Mình gặng hỏi, vặn vẹo mãi họ mới chịu khai thật. Thế nên, nhiều chị em đến đặt vòng mà vẫn có thai ở đây là chuyện thường”, chị Thảo kể.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...