Có được nhổ răng khi mang thai không?

Thứ Sáu, 14/09/2018 01:07 AM (GMT+7)

Bất kỳ một vấn đề sức khỏe nào cũng có thể ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi, trong đó có vấn đề về răng miệng. Song bà bầu có được nhổ răng không vẫn là thắc mắc của nhiều người.

Vấn đề răng miệng bà bầu thường gặp pải

Theo các bác sĩ nha khoa, khi mang thai cơ thể bà bầu có sự thay đổi hormone  Estrogen và Progestorome dễ gây cho lợi sưng, tạo ra sự tích tụ của chất vôi và lây nhiễm vi khuẩn, là nguyên nhân làm cho răng dễ bị sâu. Nhất là khi mang thai ở tháng thứ 2, các bà mẹ dễ để ý thấy từ bựa thức ăn, bựa vôi tích tụ trên răng, và do phản ứng của việc viêm nên lợi ở xung quanh chân răng bị sưng đỏ.

Mặc dù phần lớn không có hiện tượng đau nhức, nhưng lợi vẫn rất dễ bị chảy máu khi đánh răng. Nếu sợ chảy máu không đánh ăng thì bựa thức ăn và bựa vô càng ngày càng tích tụ nhiều hơn.

Hơn nữ, khii thai nhi lớn dần lên, dạ còn phình ra tích trữa dạ dày sẽ bị hẹp lại làm cho người mẹ nhanh chóng no và chóng đói. Đây cũng là nguyên nhân khiến người mẹ ăn nhiều đồ ăn vặt dẫn đến sâu răng.

cao-voi-rang-nha-khoa-kaiyen

Bên cạnh đó, canxi của cơ thể người mẹ sụt giảm do phải cung cấp dưỡng chất đến bé. Khi lượng canxi cung cấp từ thức ăn không đủ, cơ thể sẽ chuyển hóa canxi từ hệ xương của mẹ sang bé. Thêm vào đó, khi mang bầu, dạ dày bị thu hẹp khiến bà bầu nhanh no nhưng cũng rất nhanh đói, một vài bà bầu có xu hướng thích ăn ngọt càng làm tăng nguy cơ sâu răng.

Ngoài sâu răng, răng khôn mọc lệch cũng có thể xuất hiện khi mang thai. Răng khôn mọc lệch gây đau nhức và nguy hiểm cho bà bầu. Song tỷ lệ này là khá thấp bởi răng khôn chỉ mọc trong độ tuổi từ 17  đến 25 tuổi.

Có được nhổ răng khi mang thai không?

Theo các bác sĩ nha khoa, phụ nữ mang thai không nên có bất kỳ can thiệp nào về răng miệng, thậm chí là trám hay lấy cao răng. Ở trường hợp khẩn cấp, buộc phải nhổ bỏ hoặc điều trị sâu răng thì nên đi khám bác sĩ và nhận tư vấn.

Đối với những trường hợp hàn hoặc nhổ răng sâu thì nên hoãn lại. Với trường hợp sâu răng quá nặng, răng bị phá hủy nghiêm trọng thì cần khám và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, những việc này cần thực hiện sau 3 tháng mang thai đầu tiên. Bởi 3 tháng đầu vô cùng quan trọng, chỉ một tác động nhẹ của việc nhổ răng cũng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.

co-nen-nho-rang-sau-khi-mang-thai1

Với những trường hợp răng khôn mọc lệch khi mang thai thì cần đi khám bác sĩ, có biện pháp chăm sóc răng cần thận để tránh sự tấn công của vi khuẩn tạo mảng bám gây sâu răng.

Khi bị đau nhức do răng khôn mọc mẹ bầu có thể hạn chế cơn đau bằng các cách sau:

- Ngậm nước muối loãng. Súc miệng với nước muối thường xuyên, ngay khi cơn đau nhức kéo đến và sau mỗi bữa ăn. Nước muối sinh lí có tác dụng kháng khuẩn, ngừa viêm khá tốt.

- Chườm đá lạnh khu vực vùng má phía ngoài vị trí răng đau.

- Sử dụng một số phương pháp dân gian như ngậm nước lá lốt; nghiền nát phần rễ lá nốt với vài hột muối, đặt lên chỗ răng đau. Cây lá lốt chứa nhiều benzylacetat hiệu quả trong việc chống viêm, tiêu sưng.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....