Có nên cho trẻ ăn cá ngừ và các thực phẩm được chế biến từ cá ngừ không?

Thứ Tư, 07/11/2018 01:00 PM (GMT+7)

Trước giờ cá luôn luôn là thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên với rất nhiều loại cá được bán trên thị trường hiện nay thì không phải cá nào cũng tốt cho sức khỏe của trẻ. Câu hỏi đặt ra ở đây là có nên cho trẻ ăn cá ngừ, cũng như các món ăn được chế biến từ cá ngừ không?

Giá trị dinh dưỡng từ cá ngừ là gì?

co-nen-cho-tre-an-ca-ngu-khong

Là một trong số những loại hải sản được xem là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, chúng có chứa hàm lượng protein cao nhưng lại chứa khá ít chất béo và calo nên rất phù hợp với chị em muốn giảm cân lành mạnh. Không chỉ thế cá ngừ còn là loại động vật giàu dha, epa và taurine có tác dụng giảm hàm lượng chất béo trong máu và giúp gan luôn được khỏe mạnh.

Ngoài ra, thì cá ngừ còn chứa một lượng vitamin và chất khoáng khá cao, nhất là vitamin B, các khoáng chất như selen, sắt, carbohydrate, canxi, cali, photpho.. Cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong thành phần dinh dưỡng của loại cá này. Chính vì vậy mà rất nhiều bác sĩ khuyên rằng mỗi chúng ta nên ăn cá ngừ thường xuyên bởi chúng có hiệu quả ngăn ngừa rất nhiều các loại bệnh như xơ vưa động mạch, cải thiện trí nhớ, và ngăn chặn ung thư rất tốt. Tuy nhiên đấy là lời khuyên dành cho người lớn, vậy còn với trẻ em thì sao có nên cho trẻ ăn cá ngừ hay không?

Theo khuyến nghị của các nhà khoa học, các chuyên gia dinh dưỡng thì cá ngừ mặc dù là loại cá rất tốt cho sức khỏe nhưng với trẻ em thì chúng ta nên hạn chế cho trẻ ăn cá ngừ hay những món ăn được chế biến từ loại cá này cũng cần được hạn chế.

co-nen-cho-tre-an-ca-ngu-khong1

Lý do là vì đây là loại cá sống sâu dưới đáy biển, nên chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao. Thủy ngân lại là một trong số những chất ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, thần kinh. Đặc biệt với một số trường hợp cơ thể trẻ quá nhạy cảm thì ăn cá ngừ còn có thể dẫn đến dị ứng, ngộ độc thực phẩm. Vậy nên lời khuyên dành cho các mẹ nếu có cho trẻ ăn cá ngừ thì luôn luôn phải nhớ những điều sau:

Không được cho trẻ ăn thường xuyên hoặc ăn quá 50 trong một bữaNên cho trẻ ăn với một lượng nhỏ và theo dõi cơ thể trẻ xem có bất kì phản ứng gì xảy ra không. Nếu thấy có biểu hiện ngứa ngáy, mẩn ngứa ở trẻ thì tốt nhất nên ngừng lại.Ngoài ra thì khi mua cá ngừ cần phải thận trọng cá có bị ươn không, có rõ nguồn gốc khôngKhi nấu cá ngừ thì nên chẻ đôi cá theo đường xương rồi cắt khúc ướp với gừng để giảm bớt lượng độc tố ở trong cá ngừ.Trên đây là tất cả những chia sẻ của tôi về việc có nên cho trẻ ăn cá ngừ hay những thực phẩm được chế biến từ loại cá này không?. Hy vọng những kiến thức đấy đủ để giúp các mẹ trở thành những người mẹ tuyệt vời nhất.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....