Có nên để trẻ ngủ cùng người già?

Thứ Hai, 11/11/2019 04:54 PM (GMT+7)

Nếu cho trẻ ngủ với ông bà, chúng sẽ hít phải một lượng lớn khí thải ra, không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ mà còn ảnh hưởng đến tính cách trong tương lai của trẻ.

tre-ngu-cung-ong-ba

Trẻ ngủ cùng ông bà sẽ kém thông minh

Những người lớn tuổi thường có hệ hô hấp kém do quá trình thoái hóa, đặc biệt là khi ngủ vào ban đêm, người già thường hít thở nhiều hơn để hấp thụ oxy vào người. Nếu cho trẻ ngủ với ông bà, chúng sẽ hít phải một lượng lớn khí thải ra, không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ mà còn ảnh hưởng đến tính cách trong tương lai của trẻ.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là trẻ không được ở cùng với ông bà, chúng vẫn có thể gần gũi ông bà vào ban ngày, nhưng ban đêm bố mẹ nên hạn chế để chúng ngủ chung với ông bà, một phần là vì sức khỏe của trẻ, phần khác cũng giúp ông bà ngủ sâu hơn mà không bị cháu quấy.

Người già thường xuyên đi tiểu đêm, có thể ảnh hưởng đến trẻ

Phớt lờ mọi lời khuyên của chuyên gia, tôi vẫn ngủ chung giường với con vì lý do nàyĐỌC NGAY Người tuổi cao, chất lượng giấc ngủ tương đối kém hơn người trẻ tuổi. Chưa nói người già hay đi tiểu đêm, mà một khi đã tỉnh giấc rất khó ngủ lại. Và ngủ còn dễ dàng ngáy ngủ. Với những đặc trưng giấc ngủ của người già ấy, sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ nhỏ.

Lúc người già ngáy ngủ, bản thân họ không hề nghe thấy, cũng không thể ngăn chặn. Nhưng trẻ em đang ở giai đoạn phát triển, yêu cầu một giấc ngủ phải sâu trong hoàn cảnh yên tĩnh. Chính vì thế, không nên để trẻ ngủ chung với người già.

Trẻ nhỏ ngủ hay xoay người, người già cũng chẳng thể ngon giấc

Trẻ nhỏ nghịch ngợm ngay cả trong giấc ngủ. Lúc xoay người, lúc đạp chăn, nghiêng bên nọ ngả bên kia. Người già vì lo lắng cho cháu, sẽ phải tỉnh dậy liên tục để kiểm tra trẻ. Giấc ngủ bị gián đoạn, khó ngủ lại, chất lượng giấc ngủ của người già vốn dĩ đã kém lại càng kém hơn. Dần dà dẫn đến suy nhược thần kinh, còn tăng khả năng mắc thêm các bệnh tật khác.

Trẻ ngủ với ông bà, quan hệ cha mẹ - con cái bị xa cách

Khi một đứa trẻ luôn ngủ cùng với ông bà chúng, ở một mức độ nhất định điều đó cũng ảnh hưởng tới mối quan hệ cha mẹ và con cái. Nếu trẻ quen ngủ với ông bà, đột ngột phải chuyển sang ngủ cùng bố mẹ, không tránh khỏi đứa trẻ khóc lóc phản kháng. Thậm chí có trẻ còn khóc trong nhiều đêm, nhiều ngày ngủ không yên dẫn tới sinh bệnh.

Trong giai đoạn 1-3 tuổi, cha mẹ hãy cố gắng chăm sóc cho trẻ hết mức có thể, hình thành mối quan hệ gắn bó giữa cha mẹ và con cái, nếu không trẻ sẽ không nghe lời.

Trẻ ngủ một mình tăng sự tự lập

Đa phần bé ngủ ngon hơn khi ở cùng bố mẹ vì bé sẽ có cảm giác được che chở, bảo vệ. Đồng thời, ngủ chung với bố mẹ cũng giúp bố mẹ chăm sóc bé dễ dàng hơn. Nếu bố mẹ để con ngủ một mình quá sớm thì sẽ khiến bé có cảm giác bất an, lo lắng và bé có thể cắn, mút tay trong khi ngủ mà không được bố mẹ sửa kịp thời.

Trẻ ngủ một mình sẽ phát huy tính tự lập khi lớn lênTuy nhiên, trước sau gì bố mẹ cũng nên tập cho bé ngủ một mình vì nó sẽ giúp bé tự lập. Bố mẹ nên lựa chọn thời gian thích hợp tùy theo hoàn cảnh từng gia đình, cũng như sự phát triển của từng bé. Thông thường sau 3 tuổi, bố mẹ có thể bắt đầu tập cho bé ngủ một mình vì khi này bé đã có khả năng tự lập.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...