Con số giật mình về bệnh nhân trên 70 tuổi bị thoái hóa khớp gối

Thứ Tư, 11/09/2019 09:42 AM (GMT+7)

Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học, làm mất cân bằng giữa sự tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn dẫn đến biến dạng khớp gối.

thoai-hoa-khop-goi

Bệnh thoái hóa khớp không gây tử vong nhưng tính dai dẳng của bệnh là nguyên nhân chính gây suy giảm chất lượng sống của người bệnh.

Trong thoái hóa xương khớp, đặc biệt hay gặp nhất là thoái hóa khớp gối vì khớp gối là khớp rất quan trọng, có chức năng gánh đỡ trọng lượng cơ thể và thường xuyên vận động, do đó rất dễ bị thoái hóa.

Tình trạng thừa cân, béo phì ở nữ giới làm tăng áp lực lên sụn khớp, khiến chúng nhanh bị thoái hóa.

Người mắc bệnh thoái hóa khớp gối thường có cảm giác đau vùng khớp gối, lúc đầu chỉ đau nhẹ, đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi, còn gọi là đau cơ học. Bệnh nhân có thể bị hạn chế vận động khớp gối, không làm được một số động tác như co duỗi, ngồi xổm. Một số bệnh nhân có dấu hiệu phá gỉ khớp (cứng khớp) vào buổi sáng hoặc lúc bắt đầu vận động.

Nhiều trường hợp khớp gối bị biến dạng do mọc gai xương, lệch trục, ngoài ra có thể gặp các triệu chứng như: teo cơ, tràn dịch khớp, có tiếng lạo xạo khi vận động.Bệnh thoái hóa khớp gối thường gặp ở người lớn tuổi.

Các nghiên cứu tại Bệnh viện Chợ rẫy (TP.HCM) cho thấy, có tới 88,5% bệnh nhân trên 70 tuổi bị thoái hóa khớp gối và căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa.

Bên cạnh quá trình lão hóa, người phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ thoái hóa khớp gối cao hơn nam giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở phụ nữ, xương bị thoái hóa dần dần từ độ tuổi 30 trở đi.

Theo đó, mỗi năm lượng xương của phụ nữ giảm từ 0,25 - 1%. Cho đến thời kỳ mãn kinh, trong cơ thể phụ nữ, lượng hormon estrogen giảm mạnh nên tốc độ thoái hóa xương lại càng nhanh, mỗi năm giảm 1 - 5% khối lượng xương. Khi đó phụ nữ thường bị loãng xương.

Mặt khác, quá trình lão hóa đã làm giảm chức năng của tế bào xương, sự hấp thu chất canxi và sự tổng hợp vitamin D kém đi... đều làm cho cấu trúc của xương, sụn mỏng đi, mất tính đàn hồi... nên gây ra các triệu chứng đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp gối.

Ở độ tuổi trên 40, phụ nữ gặp nhiều vấn đề của tuổi mãn kinh, điển hình là chứng đau đầu gối.

Hầu hết phụ nữ Việt Nam đều làm công việc nội trợ nên dễ bị tổn thương khớp gối hơn nam giới do đặc thù làm việc nhà, người phụ nữ thường ngồi xổm, ngồi xuống đứng lên nhiều lần trong ngày, khi sụn yếu, áp lực như vậy sẽ dễ bị tổn thương khớp gối.

Về cấu tạo giải phẫu, dây chằng trước của khớp gối ở phụ nữ yếu hơn ở nam giới. Thêm vào đó là thói quen của phụ nữ là ít để ý đến sức khỏe bản thân, ngại đi khám bệnh, hậu quả là tình trạng thoái hóa khớp gối không được phát hiện và chữa trị kịp thời, dần phát triển thành bệnh thoái hóa khớp gối.

Ngoài ra, thói quen đi giày cao gót thường xuyên và liên tục cũng có thể ảnh hưởng xấu đến khớp gối. Các chị em khi đi giày cao gót thường đẩy trọng tâm cơ thể về phía trước, tư thế này khiến cột sống và khớp gối bị lệch khỏi trục sinh lý vốn có, thúc đẩy quá trình thoái hóa.

Các yếu tố như: di truyền, ít vận động, ăn uống thiếu chất, thói quen ngồi xổm khi làm công việc nhà, ít chăm sóc sức khỏe bản thân… dẫn đến viêm khớp, thoái hóa sụn và cuối cùng là khởi phát thoái hóa khớp gối.

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Đi bộ là môn thể dục thể thao nhẹ nhàng rất tốt cho sức khỏe. Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bị thoái hóa khớp gối có thể đi bộ để rèn luyện sức khỏe và hỗ trợ tích cực cho việc điều trị bệnh nhanh chóng đạt hiệu quả. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì bạn cần phải đi bộ đúng cách để vừa mang lại lợi ích với sức khỏe và vừa không làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

Cũng theo các bác sĩ chuyên khoa, với những bạn đang gặp phải tình trạng bị thoái hóa khớp gối khi muốn lựa chọn đi bộ để rèn luyện sức khỏe thì cần chú ý một số điều dưới đây:

- Đi bộ là bộ môn thể dục rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu đang bị thoái hóa khớp gối thì bạn chỉ nên đi bộ với quãng đường ngắn.

- Để việc đi bộ được tốt hơn thì trước khi đi bộ bạn cần thực hiện các bài tập khởi động để làm nóng khớp gối bằng việc thực hiện những động tác khởi động như căng cơ cẳng chân, duỗi gập gối ít nhất 10 phút, xoa bóp gối nhẹ nhàng.

Lưu ý đi bộ khi bị thoái hóa khớp gối

- Khi đi bộ xong thì bạn nên vận động đầu gối thật nhẹ nhàng rồi mới ngồi nghỉ tránh tạo căng thẳng thêm cho đầu gối.

- Không được đi bộ quá 30 phút với quãng đường dài vì nó có thể khiến bạn chịu nhiều đau đớn do đầu khớp gối bị ma sát nhiều. Không những thế việc đi bộ quá lâu còn khiến cho toàn bộ trọng lượng của cơ thể bị dồn xuống 2 khớp gối, gây ra áp lực, chèn ép lên khớp gối và làm cho khớp gối của bạn gánh chịu toàn bộ sức nặng từ cơ thể, các khớp khác cũng phải hoạt động nên có thể sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

- Những người bị thoái hóa khớp gối tuyệt đối không thực hiện những môn thể thao đòi hỏi phải chạy nhảy quá nhiều như bóng rổ, cầu lông, bóng chuyền,...

- Ngoài đi bộ thì người bị thoái hóa khớp gối có thể tập luyện những môn thể thao tốt cho xương khớp như bơi lội, đạp xe nhẹ nhàng ngoài trời hoặc với xe đạp tập trong nhà hay đi bộ dưới nước

- Để đạt hiệu quả chữa trị bệnh cao nhất thì bên cạnh việc tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ, tập luyện thể dục thể thao thì người bệnh nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý...

Duyen

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...