Con suýt mất mạng vì sốc phản vệ sau khi uống sữa bột

Chủ Nhật, 21/04/2019 06:49 AM (GMT+7)

Sau khi uống cốc sữa bột, cháu bé 5 tháng tuổi bị sốc phản vệ, suýt mất mạng. Gia đình sau khi phát hiện đã nhanh chóng cho con vào Bệnh viện Nhi Thanh Hoá cấp cứu.

Bệnh nhi là con anh Lê Huy Dương, công tác tại Bệnh viện Hợp Lực (Thanh Hoá). 

Được biết, dù con mới được 5 tháng tuổi nhưng do nghỉ sinh sớm nên vợ anh Dương đã đi làm. Trước khi đi công tác, mẹ bé đã vắt sữa ở nhà để bà cho uống. Lo sữa mẹ không đủ cho đến ngày con dâu về nên bà bé cho uống sữa bột.

Ngày 11/4, sau khi cho cháu uống sữa bột, bà gọi điện thông báo cho con trai về việc cháu uống sữa xong bị nổi mẩn khắp người. Sau đó, bé vẫn chơi bình thường. Anh Dương về nhà, thấy da bé chỉ đỏ, đã lặn hết các nốt mẩn, nghĩ con bị dị ứng thông thường nên anh theo dõi.

Tuy nhiên, bé nôn ra sữa đã uống trước đó. Vừa lau xong sữa cho bé trớ ra, anh Dương thấy các đầu ngón tay, ngón chân của bé tím dần, môi nhợt nhạt và bé bắt đầu thở rít dần do phù nề đường thở.

diungdamsuabo

Ngay lập tức, anh Dương nghĩ tới bé bị sốc phản vệ. Sau khi tiến hành sơ cứu, anh đưa con vào Bệnh viện Nhi Thanh Hoá cấp cứu. Ban đầu, tình trạng của bé có cải thiện. Tuy nhiên, sau đó, tình hình sức khỏe của cháu xấu đi nhiều. Các bác sĩ thông báo cho gia đình anh nên chuẩn bị tư tưởng. 

Cuối cùng anh quyết định đưa con ra Bệnh viện Nhi trung ương với tâm lý còn 1% cơ hội anh vẫn không bỏ cuộc. Tại Bệnh viện Nhi trung ương, cháu bé được chẩn đoán sốc phản vệ do dị ứng với sữa.

Lúc này, bé được nhanh chóng đưa vào phòng hồi sức tích cực của bệnh viện để cấp cứ nhưng tình hình vẫn xấu đi. Các bác sĩ phải tiến hành lọc máu và vẫn sử dụng thuốc vận mạch. Cả gia đình anh đều đã chuẩn bị sẵn tinh thần..

Tuy nhiên, sáng đến trưa 12/4, tình hình của bé có chút cải thiện hơn. Sau 3 ngày điều trị tích cực bé đã cai được máy thở và cải thiện dần dần. Sau 1 tuần nhập viện, bé đã được bác sĩ cho ra viện vì khoẻ hơn.

Nói về hiện tượng sốc phản vệ khi uống sữa bột, TS Lê Minh Hương, Trưởng khoa dị ứng miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Nhi trung ương cho hay, dị ứng đạm sữa bò là phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ với thành phần đạm trong sữa bò và sản phẩm có nguồn gốc từ sữa bò. Chúng có tỷ lệ mắc phải cao nhất trong các loại dị ứng thức ăn mà trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ thường hay gặp.

Triệu chứng của dị ứng đạm sữa bò: Cơ thể nổi các ban mề đay, mẩn ngứa, viêm da, nôn trớ, tiêu chảy kéo dài, khò khè, thậm chí sốc phản vệ. Trong đó phản ứng sốc phản vệ là nặng nhất và không điều trị kịp thời trẻ có thể tử vong.

Tuy nhiên, phản ứng với đạm sữa bò còn có cơ chế dị ứng muộn với các triệu chứng lâm sàng không điển hình nên dễ bị bỏ qua hoặc chẩn đoán nhầm với các bệnh khác. Dị ứng đạm sữa bò thường chẩn đoán nhầm lẫn với bất dung nạp đường Lactose.

Các biểu hiện nôn trớ, tiêu chảy kéo dài, táo bón, thiếu máu, thiếu sắt, suy dinh dưỡng chưa tìm thấy nguyên nhân có thể do nguyên nhân dị ứng đạm sữa bò.

Để phòng dị ứng sữa, bác sĩ khuyến cáo nuôi con bằng sữa mẹ là lựa chọn tốt nhất cho trẻ, đồng thời sữa mẹ cũng bảo vệ trẻ tốt nhất khỏi nguy cơ bị dị ứng thức ăn.

Trường hợp bà mẹ không có sữa nhưng bé nằm trong nhóm có cơ địa dị ứng, các bác sĩ đưa lời khuyên sử dụng một loại sữa có công thức đạm thủy phân toàn phần để hạn chế tối đa khả năng gây dị ứng cho trẻ.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...