Công bố mới: Tuổi thọ trung bình của người dân tăng, nữ sống thọ hơn nam

Chủ Nhật, 07/04/2019 09:46 AM (GMT+7)

Số liệu thống kê của WHO cũng cho thấy, nữ giới có tuổi thọ trung bình cao hơn nam giới.

tuoi-tho-trung-binh

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố trong báo cáo thống kê y tế toàn cầu cho thấy, tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới đã tăng thêm 5,5 năm trong giai đoạn 2000 – 2016 và nữ giới sống thọ hơn nam giới.Theo báo cáo thống kê y tế toàn cầu, tuổi thọ trung bình toàn cầu tăng từ 66,5 tuổi năm 2000 lên 72 tuổi năm 2016.

Số liệu thống kê của WHO cũng cho thấy, nữ giới có tuổi thọ trung bình cao hơn nam giới. Khi được sinh ra, số bé trai dường như được dự báo sẽ nhiều hơn số bé gái trong năm nay, với khoảng 73 triệu bé trai và 68 triệu bé gái. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, tỷ lệ tử vong có xu hướng cao hơn ở các bé trai và nam giới trưởng thành, do vậy tỷ lệ sẽ thay đổi khi dân số già đi.

Trên quy mô toàn cầu, các bé gái sinh ra trong năm 2016 được dự báo sẽ sống đến 74,2 tuổi, trong khi các bé trai được dự báo sẽ sống đến 69,8 tuổi.

WHO cũng chỉ ra một thực tế, trong khi hầu hết những người qua đời ở các nước giàu là vì tuổi già, thì có tới gần 1/3 số trường hợp tử vong ở các nước nghèo là trẻ em dưới 5 tuổi.

Theo báo cáo, trong 16 năm đầu tiên của thế kỷ 21, thế giới đã chứng kiến sự suy giảm đáng kể số ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là ở khu vực châu Phi cận Sahara – nơi đạt được tiến bộ trong việc chống lại bệnh sốt rét, bệnh sởi và nhiều bệnh truyền nhiễm khác.

Các cụ già ở làng Thúy Lĩnh (Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) tham gia hội vật cầu cổ truyền tại sân đình vào ngày mùng 4, 5 và 6 tháng Giêng hàng năm. Ảnh: Minh NguyễnTuổi thọ trung bình cũng tăng nhờ những tiến bộ trong cuộc chiến chống lại HIV/AIDS – căn bệnh hoành hành ở châu Phi vào những năm 1990.

Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của các nước nghèo, WHO cho biết vẫn còn khoảng cách đáng kể về tuổi thọ giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Theo số liệu thống kê, người dân ở các nước có thu nhập thấp có tuổi thọ ít hơn 18 năm so với người dân ở các nước có thu nhập cao.

Chẳng hạn tại Lesotho, người dân nước này có tuổi thọ trung bình là 52 tuổi, ở Cộng hòa Trung Phi là 53 tuổi trong khi ở Thụy Sỹ là hơn 83 tuổi và ở Nhật Bản là hơn 84 tuổi.

Tuổi thọ trung bình của Việt Nam năm 2018 ở mức 73,5 (nam là 70,9 tuổi và nữ là 76,2 tuổi). Nếu như vào năm 1960, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 40, thế giới là 48 thì đến năm 2015 tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã là 73,2 trong khi thế giới là 69.

 Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất châu Á. Thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già ngắn hơn nhiều so với nước khác. Theo dự báo của Liên Hiệp Quốc, đến năm 2050 tỉ lệ dân số trên 65 tuổi của Việt Nam sẽ chiếm 23%. Nếu năm 2009 cứ 7 người trong độ tuổi lao động sẽ hỗ trợ 1 người cao tuổi thì đến năm 2034 là hơn 3 người.

Duyen

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...