Đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Lợi: Tôi sung sướng khi sinh hai cháu gái

Thứ Tư, 16/10/2019 09:33 AM (GMT+7)

Đây là chia sẻ của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi tại Diễn đàn đa phương năm 2019 với chủ đề “Nâng cao quyền năng của Phụ nữ tại nơi làm việc trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0” được tổ chức vào sáng ngày 15/10 tại Hà Nội.

Bui sy loi

ĐBQH Bùi Sỹ Lợi chia sẻ tại diễn đàn sáng 15/10.

Diễn đàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) và Samsung Việt Nam cùng phối hợp tổ chức.

Theo báo cáo tại diễn đàn, Việt Nam hiện có số lượng lao động nữ trong độ tuổi lao động đạt 22,3 triệu người, chiếm 45,6% lực lượng lao động. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang diễn ra mạnh mẽ, lao động nữ đang là một trong các đối tượng chịu tác động lớn nhất và chưa được đánh giá đầy đủ.

Đây cũng là đối tượng yếu thế và dễ tổn thương hơn do không nhận được sự đối xử công bằng trong nhiều trường hợp; vì thế những đóng góp của họ với xã hội chưa được công nhận tương xứng và thích đáng.

Đồng tình với điều này, ĐB Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng nhận định, bên cạnh những viễn cảnh tươi sáng đối với phụ nữ Việt Nam, nhưng “phụ nữ vẫn còn khoảng tối về bất bình đẳng” cần phải được xóa bỏ.

Dù đánh giá cao Samsung là một doanh nghiệp FDI đối xử tốt nhất đối với lao động Việt Nam nói chung và lao động nữ nói riêng, nhưng ông Bùi Sỹ Lợi vẫn nhấn mạnh xu thế chung đầu tiên mà phụ nữ Việt Nam phải đối diện đó là gặp “cản trở trong tuyển dụng”.

infonet__ss

Các đại biểu tham dự diễn đàn sáng 15/10 tại Hà Nội.

“Thứ hai, phụ nữ bị rào cản trong sử dụng, trong quá trình phân phối tiền lương. Hiện nay tiền lương của lao động nữ vẫn thấp hơn lao động nam, thăng tiến cũng chậm hơn… Đây là những rào cản mà chúng tôi trăn trở khi sửa bộ luật lao động, để làm sao giảm bớt khoảng cách chênh lệch giữa nữ và nam”, ĐB Bùi Sỹ Lợi nhận định.

Tuy nhiên, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, “chúng ta không nên quá lo lắng về bất bình đẳng giới tại Việt Nam". Bởi theo ông Lợi: "Tôi đồng tình với ý kiến của chuyên gia Ngân hàng thế giới (WB) vừa nói, phụ nữ bây giờ lái được máy bay và không có việc gì mà phụ nữ chúng ta không làm được cả. Chúng ta không nên bi quan, tự ti về phụ nữ hiện nay”.

“Bản thân tôi sinh hai cháu gái, nhưng tôi cảm thấy rất sung sướng hơn nhiều bạn của tôi khi nói rằng, sinh được một trai, một gái thậm chí hai trai. Tôi chưa nghỉ hưu, nhưng con gái thứ hai khẳng định với tôi – bố cứ nghỉ hưu đi, không nên kéo dài thời gian, làm mất ghế của người khác. Về hưu, con tặng bố thêm mỗi tháng 10 triệu”, ông Bùi Sỹ Lợi vui vẻ nói.

Từ ví dụ cụ thể của bản thân, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng, chúng ta không nên nặng nề về vấn đề này, chúng tôi đang tiếp thu và sửa đổi Bộ Luật lao động theo tinh thần đó.

Phát biểu tại sự kiện, ông Ngọ Duy Hiểu, ĐBQH - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng cho biết: “Dành sự quan tâm xứng đáng tới phụ nữ nói chung, lao động nữ nói riêng là chính sách lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước, là một trong những trọng tâm hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Sự quan tâm đó thể hiện ở việc ban hành các cơ chế, chính sách nhằm cải thiện và nâng cao điều kiện làm việc, đời sống vật chất, tinh thần, bình đẳng giới; nâng cao vị thế của lao động nữ tại nơi làm việc, hướng tới đảm bảo sự phát triển toàn diện, bền vững. Phát huy đầy đủ giá trị cốt lõi, tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam, phẩm chất cần cù, thông minh, sáng tạo của lao động nữ".

Cũng theo ông Hiểu, trong bối cảnh tác động đa chiều của Cuộc cách mạng 4.0, Công đoàn Việt Nam và tất cả các bên liên quan tiếp tục suy nghĩ, tìm tòi, đề xuất các giải pháp để trao và nâng cao quyền năng cho phụ nữ và lao động nữ.

"Diễn đàn đa phương hôm nay nhằm tìm kiếm những giải pháp thông qua lắng nghe lao động nữ và các bên liên quan. Chúng ta cùng quyết tâm có những hành động chủ động, kịp thời và thiết thực để giúp lao động nữ sẵn sàng tâm thế, vượt qua mọi thách thức và rào cản bên ngoài nói chung và của Cuộc cách mạng 4.0 nói riêng”, ông Ngọ Duy Hiểu kết luận.

Được biết, Diễn đàn đa phương 2019 đã thảo luận về những khó khăn, thách thức, và cả triển vọng mà CMCN 4.0 có thể đem lại cho đối tượng lao động nữ, cũng như doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.

Sự quy tụ đa dạng ý kiến và thảo luận sâu sắc từ các cơ quan quản lý, các chủ doanh nghiệp, các chuyên gia đầu ngành về kinh tế, kỹ thuật công nghệ, pháp luật, bình đẳng giới… sẽ góp phần đưa ra các giải pháp ban đầu, đa chiều đối với công tác hoạch định chính sách nhà nước và chính sách của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Theo Infonet

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....