Đại dịch Covid-19 “hồi sinh” nhiều bệnh nguy hiểm khác

Thứ Sáu, 29/05/2020 06:37 AM (GMT+7)

Giới chuyên gia cảnh báo, dịch Covid-19 đang làm hồi sinh những bệnh dịch nguy hiểm, do tỷ lệ tiêm chủng giảm mạnh thời gian qua.

covid-benh-nguy-hiem

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang không ngừng lây lan với các tác động kinh tế, y tế nghiêm trọng, giới chuyên gia cảnh báo, dịch Covid-19 đang làm hồi sinh những bệnh dịch nguy hiểm, do tỷ lệ tiêm chủng giảm mạnh thời gian qua.

Số liệu từ Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh và An toàn vaccine Datalink cho thấy, số trẻ em được tiêm phòng sởi trong quý 1 năm 2020 giảm 50% so với cùng kỳ năm 2019. Tình trạng này diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới khi các nước áp dụng lệnh phong tỏa, với các mức độ khác nhau do dịch Covid-19.

Bệnh sởi được cho là đang diễn biến nghiêm trọng nhất. Trước đại dịch, các ca mắc sởi toàn cầu đã tăng mạnh, ước tính khoảng 10 triệu ca vào năm 2018 với 140.000 ca tử vong- tăng 58% so với 2 năm trước. Mặc dù bệnh sởi đã bị loại trừ tại Mỹ vào năm 2000 nhưng các trường hợp tăng mạnh vào năm 2019, cao nhất trong gần 3 thập kỷ qua do tỷ lệ trẻ em đi tiêm phòng sởi giảm. Theo đánh giá của các chuyên gia, virus sởi có khả năng lây truyền gấp 10 lần so với coronavirus và thường gây tử vong. Tiêm chủng là biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng.

Ngoài bệnh sởi, nhiều căn bệnh nguy hiểm khác đang ẩn nấp và chờ đợi hồi sinh. Bệnh bại liệt, bạch hầu- một trong những căn bệnh chết người đầu thế kỷ 20 cũng là mối lo ngại y tế hàng đầu tại một số quốc gia như Venezuela, Bangladesh, Yemen...

Khi dịch Covid-19 hoành hành và chiến dịch tiêm chủng vaccine toàn cầu không hoàn thành mục tiêu, nhiều loại bệnh được cho là có thể phòng ngừa bằng vaccine ở trẻ em sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Giảm các trường hợp tử vong ở các căn bệnh có thể ngăn ngừa bằng vaccine là rất quan trọng đối với mỗi quốc gia. Để làm như vậy, chính phủ các nước nên thiết lập hệ thống tiêm chủng như một dịch vụ thiết yếu để ngăn chặn các bệnh tái phát, đặc biệt là trong nhóm có nguy cơ cao. Trong khi các quốc gia phải đối phó với dịch Covid-19 cũng không nên bỏ lỡ các mục tiêu về tiêm chủng. Ngoài ra, chính phủ các nước cần thực hiện chiến dịch nâng cao nhận thức của người dân về hiệu quả của vaccine, xóa tan những lo ngại về việc tiêm chủng và khuyến khích người dân đưa trẻ đi tiêm phòng.

Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...