Đắng miệng - biểu hiện của nhiều bệnh cần lưu ý

Thứ Ba, 18/02/2020 09:54 PM (GMT+7)

Nếu sáng thức dậy thấy trong miệng mình đắng mặc dù không hề ăn gì trong một thời gian dài thì bạn nên kiểm tra xem mình có đang gặp vấn đề gì về sức khỏe hay không.

Theo Y học Trung Quốc, nếu bạn chỉ cảm thấy đắng miệng trong 1,2 buổi thì không sao, nếu bạn liên tục cảm thấy đắng miệng dù đã ăn và uống nước thì bạn có thể đã mắc 1 số bệnh sau:

dangmieng

1. Trào ngược dịch mật

Dịch mật được sản xuất tại gan và được dự trữ trong túi mật. Dịch mật có vai trò trong việc tiêu hóa chất béo, loại bỏ các tế bào hồng cầu đã chết và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

Khi cơ thể khỏe mạnh, mật sẽ được đổ vào phần đầu ruột non cùng các dịch tiêu hóa dưới sự kích thích của chất béo. Khi cơ thể gặp trục trặc, phần van môn vị (van ngăn cách giữa dạ dày và ruột non) sẽ không đóng kín, gây ra trào ngược dịch mật lên dạ dày và rồi từ đó trào ngược lên thực quản, đó là lý do vì sao chúng ta cảm thấy đắng miệng.

2. Trào ngược dạ dày

Đắng miệng cũng có thể gây ra bởi chứng trào ngược dạ dày. Căn bệnh này khá phổ biến, đi kèm các triệu chứng khác là ho, đau họng, đau ngực... Có khi bệnh không có biểu hiện gì cả, khi nội soi hoặc đến khi có biến chứng thì mới phát hiện.

Trào ngược dạ dày chính là "thủ phạm" làm cho van môn vị bị đóng mở quá mức. Dịch mật theo đó trào ngược từ tá tràng vào dạ dày, theo axit tràn lên thực quản và vào tới khoang miệng gây ra cảm giác đắng miệng. Hiện tượng này thường xảy ra vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy.

 3. Suy giảm chức năng gan

Gan là cơ quan nắm giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, trong đó có chức năng sản xuất và tiết dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn. Đắng miệng cũng có thể là dấu hiệu chứng tỏ chức năng gan của bạn đã bị suy giảm do các bệnh lý về gan như viêm gan cấp và mạn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan...

4. Bệnh tiểu đường, ung thư

Những bệnh nhân mắc tiểu đường thường đi kèm với dấu hiệu đắng miệng. Thêm vào đó, bệnh nhân ung thư sẽ bị mất cảm giác với đồ ngọt và cảm nhận vị đắng ngày một tăng với mọi đồ ăn, điều này có quan hệ tới việc thay đổi thành phần trong nước bọt và trở ngại tuần hoàn huyết dịch ở lưỡi của bệnh nhân ung thư.

Bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị khi thấy mình có biểu hiện trên.

Trần Thanh Tùng

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....