Dấu hiệu "1 nóng", "2 đau", "3 nhiều" cảnh báo nguy cơ nhồi máu cơ tim

Chủ Nhật, 05/04/2020 03:51 PM (GMT+7)

"1 nóng", "2 đau", "3 nhiều" là những dấu hiệu bạn nên lưu ý bởi chúng cảnh báo nguy cơ nhồi máu cơ tim. Cùng tìm hiểu những biểu hiện này.

"1 nóng": 

Cơ thể phát sốt

Trước khi bị nhồi máu cơ tim, bệnh nhân sẽ tăng tế bào bạch cầu và giảm hồng cầu, xuất hiện triệu chứng sốt. Triệu chứng sốt có thể kéo dài 1 - 2 ngày, hoặc có thể kéo dài khoảng 1 tuần.

Nếu cơ thể có những biểu hiện bất thường này, bạn nên đi kiểm tra để tìm nguyên nhân, phòng tránh nhồi máu cơ tim.

"2 đau"

nhoimau

Đau họng

Đau họng là triệu chứng không điển hình của nhồi máu cơ tim. Đây cũng là một loại đau phát ra từ tim, nếu bạn không ăn ớt hay bị cảm lạnh mà xuất hiện tình trạng đau họng, thì nên cảnh giác.

Đau ngực

Một trong những triệu chứng điển hình nhất của nhồi máu cơ tim chính là xuất hiện tình trạng đau ngực với các biểu hiện thường thấy như: Đau ở giữa xương ức hoặc đau một chút ở bên trái, kèm theo cảm giác ngực bị chèn ép, đau thắt ngực dữ dội. Cơn đau ngực kéo dài từ 5-15 phút kèm biểu hiện đổ mồ hôi, nôn ói.

"3 nhiều"

Đổ nhiều mồ hôi

Thông thường, trước khi bị nhồi máu cơ tim, phần da đầu, cổ, lưng, lòng bàn tay hoặc bàn chân sẽ đổ nhiều mồ hôi, đặc biệt là đổ mồ hôi khi ngủ. 

Buồn nôn nhiều hơn

Nếu bạn ngủ đủ giấc mỗi ngày nhưng vẫn cảm thấy kiệt sức, hãy cẩn thận với bệnh nhồi máu cơ tim. Ở phụ nữ, mệt mỏi xảy ra vài ngày trước khi bắt đầu nhồi máu cơ tim. Sự mệt mỏi này có thể là dấu hiệu của suy tim. 

Đau do nhồi máu cơ tim ảnh hưởng đến chức năng đường tiêu hóa của người bệnh. Bệnh nhân sẽ thường xuyên buồn nôn, thậm chí nôn.

Đau đầu thường xuyên

Nếu khi ngủ thường đau đầu, đặc biệt là đau nửa đầu thì đó không phải là vấn đề của phần đầu mà là tim có vấn đề. Đau nửa đầu và bất thường về tim đều là kết quả của sự mất cân bằng hệ thông thần kinh tự trị, nhồi máu cơ tim cũng có thể gây đau nửa đầu, nguyên nhân chủ yếu là do co thắt mạch máu.Do đó, việc phát hiện sớm, phòng bệnh ngay từ ban đầu là cách tốt nhất để hạn chế nhồi máu cơ tim.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....