Dấu hiệu nhận biết bé ăn dặm đang đói hay no mà bố mẹ cần biết

Thứ Tư, 11/09/2019 03:00 PM (GMT+7)

Để bé bắt đầu quá trình ăn dặm một cách hào hứng, tăng niềm yêu thích với thực phẩm, mẹ cần lưu ý tôn trọng cảm giác đói, no của bé. Chỉ cần tinh ý một chút, mẹ sẽ phát hiện ra ngay khi nào bé muốn ăn và khi nào bé đủ no.

Để bé bắt đầu quá trình ăn dặm một cách hào hứng, tăng niềm yêu thích với thực phẩm, mẹ cần lưu ý tôn trọng cảm giác đói, no của bé. Chỉ cần tinh ý một chút, mẹ sẽ phát hiện ra ngay khi nào bé muốn ăn và khi nào bé đủ no.

Tuy chưa biết nói, bé vẫn luôn cần mẹ lắng nghe mình. Việc lắng nghe và hồi đáp những tín hiệu từ bé, bao gồm cả dấu hiệu thèm ăn đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển về thể chất và xã hội của bé.

Tuy có rất nhiều cách ăn dặm khác nhau: ăn bột nghiền, ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm bé tự chỉ huy… nhưng mục tiêu chung vẫn là bổ sung dinh dưỡng, tạo cho bé niềm yêu thích với những món ăn mới. Do đó, khi cho bé ăn dặm, mẹ hãy để ý những dấu hiệu dưới đây để tránh việc cho con ăn không đúng lúc, cho con ăn quá nhiều dẫn đến bé không còn hứng thú với thực phẩm.

Dấu hiệu đói bụng

41525-anh-1

-Đập đồ chơi và tỏ ra bực tức, cáu bẳn.

-Dùng âm thanh, từ ngữ, cử chỉ đôi tay để gây sự chú ý của mẹ nhằm thông báo rằng “con đói bụng”.

-Háo hức tìm thức ăn để bỏ vào miệng.

-Các bé lớn sẽ diễn tả những loại thức ăn cụ thể bằng từ ngữ hoặc cử chỉ, điệu bộ.

-Bé khóc hoặc la hét.

Dấu hiệu no

162303-tre-7-thang-tuoi-bieng-an-va-thuong-ngam-mieng

Cùng với nỗ lực để trở nên độc lập, bé sẽ tỏ rõ cho mẹ biết rằng mình đã ăn xong và muốn rời đi. Bé sẽ thay đổi thái độ, giảm dần hứng thú sau mỗi thìa thức ăn. Khi cho bé ăn dặm, mẹ cần đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu no bụng này. Chỉ cho bé ăn khi đói để bé cảm nhận trọn vẹn vị ngon của thực phẩm. Một số dấu hiệu giúp mẹ “đọc” được thông điệp no bụng của bé bao gồm:

-Ngậm miệng và nhất định không chịu há to: Dù bạn đang đút thức ăn lỏng hay thức ăn đặc, nếu trẻ mím chặt môi có nghĩa là trẻ không còn muốn ăn thêm một chút nào nữa.

-Lắc đầu: Trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi hoặc đã biết đi sẽ có những cử chỉ dứt khoát thể hiện “tâm tư tình cảm”, đặc biệt với những câu trả lời là “KHÔNG!”. Đôi khi, bạn thấy khó phân biệt giữa việc trẻ không thích một món ăn nào đó hay trẻ đã no. Tuy nhiên nếu trẻ có các biểu hiện không thích khác, đồng thời từ chối những món ăn yêu thích hàng ngày, có nhiều khả năng là trẻ đã no và muốn chuyển sang hoạt động khác

-Quay đầu hướng khác: Nếu chưa thể tự múc ăn, trẻ sẽ quay đầu sang hướng khác để né thức ăn.

-Đẩy muỗng đi chỗ khác: Khi đã no, trẻ sẽ không thèm để mắt đến thức ăn hoặc bắt đầu nghịch thức ăn. Nếu trẻ làm dây thức ăn lên tóc, trét khắp bàn ghế hoặc vung vãi trên sàn, chắn chắn đó chính là dấu hiệu trẻ đã no.

-Các bé lớn cũng biết lấy tay che miệng hoặc che mặt.

-Khoanh tay lại nhằm tỏ ý phản đối nếu mẹ cố gắng cho bé ăn thêm.

-Giảm dần tốc độ của bữa ăn: Đầu bữa, trẻ đang đói nên sẵn sàng há to, nuốt nhanh và hào hứng đòi ăn thêm. Đến cuối bữa, trẻ sẽ nhai chậm lại, rề rà hoặc có thể ngậm thức ăn trong miệng không chịu nuốt và ăn ít dần.

-Bé nhè thức ăn ra, ngay cả những món mà bé thích nhất cũng vậy.

Khi nhận biết được và tôn trọng những tín hiệu đói, no của bé, mẹ sẽ thấy rằng mỗi bữa ăn đối với bé chính là một niềm vui không thể chối từ. Đồng thời, mẹ cũng tìm thấy niềm vui cho chính mình mỗi khi cho con ăn.

Theo GĐVN

Nguyễn Diệu

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...