Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm mũi

Thứ Sáu, 08/02/2019 09:18 AM (GMT+7)

Viêm mũi là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ, do những tác nhân từ ngoài không khí vào phổi. Khi niêm mạc ở mũi và họng bị vi rút tấn công sẽ bị sưng viêm lên. Cơ thể trẻ sẽ xuất hiện một vài dấu hiệu bất thường.

Empty

1.Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị viêm mũi thông thường.

Khi trẻ bị nhiễm bệnh cơ thể trẻ sẽ xuất hiện một số triệu chứng như sốt, chán ăn, quấy khóc hay bỏ bữa. Có trường hợp trẻ sẽ kèm theo nôn ói hay tiêu chảy kéo dài trong nhiều ngày.

Bên cạnh đó, xuất hiện thêm các triệu chứng khác như ngạt mũi, mũi chảy nước hay trong mũi có dịch mủ.

Nếu các triệu chứng này kéo dài thì cần phải ghé bác sỹ để có phương pháp điều trị dứt điểm.  Nếu không trẻ rất dễ bị phát lại bệnh và có thể xuất hiện thêm các biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi.

2.Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm mũi cấp

Viêm mũi cấp xảy ra ở trẻ do thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Dấu hiệu nhận biết chủ yếu là trẻ sốt cao, nuốt đau, khàn tiếng hoặc mất tiếng, rát họng...vv. Tình trạng này khiến trẻ mệt mỏi, hay quấy khóc hoặc bỏ bú.

Sau vài ngày bệnh sẽ tự biến mất mà không cần phải đưa đến các cơ sở y tế.Tuy nhiên, căn bệnh này rất dễ tái phát khi khi thời tiết thay đổi đột ngột. Các bậc cha mẹ không được xem nhẹ vì bệnh tưởng nhẹ nhưng lại gây ra rất nhiều  các biến chứng hệ hô hấp của trẻ.

3.Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm mũi do virus và liên cầu khuẩn

49e2d8160150e80eb141

Bệnh viêm mũi do virus và liên cầu khuẩn có biểu hiện khá giống với hai bệnh lý trên.Tuy nhiên, bệnh lại có một số biểu hiện đặc trưng khác như: tuyến amidan sưng to hơn, soi gương hoặc nhìn bằng mắt thường thấy có màu đỏ. Trẻ có cảm giác đau, rát rất khó chịu.

Bệnh này bộc phát nhưng trẻ không có hiện tượng chảy nước mũi. Trẻ cũng không cảm thấy lạnh. Nhưng trẻ có thể bị phát hạch ở vùng cổ và một vài địa điểm khác trên cơ thể.

Bên cạnh đó trẻ có hiện tượng phát ban hay rối loạn nhịp thở khiến trẻ thở nhanh và gấp. Trong một vài trường hợp có thể xảy ra các biến chứng liên quan đến thận và hệ thống nội tiết trong cơ thể trẻ.

Do đó, các bậc phụ huynh cần có những biện pháp phòng ngừa thích hợp. Nên khuyến khích trẻ súc miệng hoặc vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Khi thấy bé có các dấu hiệu mắc bệnh ban đầu thì cũng đừng vội dùng thuốc. Bố mẹ cứ dùng nước muối sinh lý để rửa cho bé là được.

Nếu bệnh kéo dài và nặng hơn thì mới nên đưa đến bác sỹ để được chữa trị. Tránh tình trạng tự ý mua thuốc kháng sinh bên ngoài cho trẻ uống. Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc, gây hại cho trẻ.

Bài viết trên đây cung cấp cho các bạn những dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị viêm mũi. Các bố mẹ cần chú ý có cách phòng tránh thích hợp để đảm bảo cho cơ thể của trẻ được khỏe mạnh.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...