Dấu hiệu trên bàn tay tố cáo sức khỏe bạn có vấn đề

Thứ Bảy, 30/11/2019 07:49 PM (GMT+7)

Đôi bàn tay được cho là tấm gương phản ánh các vấn về sức khỏe của con người. Bàn tay thường bị lạnh, đỏ, tê, run, cứng... đều là dấu hiệu cảnh báo sớm những vấn đề bệnh lý. 

Nếu phát hiện những dấu hiệu trên bàn tay dưới đây, bạn nên lưu ý.

Tay khô

Trong những tháng mùa đông, tình trạng các mô da tay khô khá phổ biến vì độ ẩm không khí thấp. Tuy nhiên, đây còn là tín hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu các axit béo thiết yếu như omega-6 có nhiều trong các thực phẩm như đậu phụ và quả óc chó.

Bàn tay lạnh

Thi thoảng chúng ta hay bị lạnh tay hoặc chân, đó là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng trong trường hợp bạn cảm thấy tay lạnh ngay cả khi nhiệt độ ấm, đó có thể là dấu hiệu của hội chứng Raynaud, gây ra co thắt các mạch máu ngoại vi khi gặp lạnh, căng thẳng, hoặc chấn thương cảm xúc, làm giảm lưu lượng máu đến các mô và tế bào.

Có hai dạng Raynaud, là nguyên phát và thứ phát. Raynaud nguyên phát do bẩm sinh còn Raynaud thứ phát có thể là triệu chứng của một số bệnh khác làm giảm lưu lượng máu hoặc làm tổn thương các mô ở tay hoặc ngón tay. Trong trường hợp này bạn nên đi kiểm tra để có chẩn đoán sớm về tình trạng sức khỏe.

Tê tay

bantay

Đôi khi, chúng ta thức dậy với bàn tay bị tê hoặc có cảm giác như kim châm bởi tư thế sai. Loại ngứa ran tạm thời này bị gây ra bởi áp lực lên dây thần kinh.

Trong một số trường hợp, bàn tay ngứa ran, đôi khi kèm theo biểu hiện đau, có thể là dấu hiệu của tổn thương thần kinh, được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên (PN). 

Ngón tay cò súng

Ngón tay cò súng là tình trạng viêm gân ở ngón tay thường là ngón đeo nhẫn hoặc ngón cái. Khiến cho ngón tay bị cứng ở một tư thế. Đây là một dấu hiệu tố cáo có thể bạn có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp và tiểu đường.

Bắt tay yếu

Trong giới kinh doanh, một cái bắt tay chặt là biểu hiện của sự thành công và đồng thuận giữa hai bên. Còn trong y học, sức mạnh của cái bắt tay sẽ tiết lộ mức độ khỏe mạnh của trái tim.

Cái bắt tay yếu có mối tương quan với nguy cơ cao mắc bệnh tim. Một số nhà nghiên cứu đã đề xuất sử dụng sức mạnh nắm tay để đo lường nguy cơ mắc đau tim hoặc bị đột quỵ.

Bàn tay run 

Mọi người đều thi thoảng có những lúc run tay. Tuy nhiên, nếu nhận thấy bàn tay của mình run rẩy liên tục, cảm giác như có một viên thuốc nhỏ lăn giữa ngón tay cái và ngón trỏ thì rất có thể đó chính là dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson.

Lòng bàn tay đỏ

Đây có thể là kết quả của sự thay đổi hormone bất thường khiến tích tụ nhiều máu hơn trên bề mặt bàn tay và đó là lý do phụ nữ mang thai thường xuyên gặp phải tình trạng này. Trong một số trường hợp, lòng bàn tay đỏ có thể là dấu hiệu của các bệnh về gan như xơ gan, bệnh Hemochromatosis và bệnh Wilson.

Móng tay yếu

Móng tay yếu và dễ gãy là một dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đang thiếu kẽm trong chế độ ăn uống. Bổ sung đủ kẽm không chỉ giúp bạn có một bộ móng khỏe mạnh mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Kẽm thường có trong các loại hạt, sữa chua và ốc sò. Ngoài ra, vitamin A, vitamin C và biotin cũng có thể giúp khắc phục tình trạng này.

Ngón tay sưng

Những ngón tay sưng to có thể là tín hiệu của việc cơ thể đã tiêu thụ quá nhiều muối. Tình trạng này thường xảy ra khi bạn dung nạp quá nhiều muối vào cơ thể khiến thận khó lọc máu hơn và đẩy ra các chất lỏng không mong muốn ra ngoài, tích tụ ở một số khu vực nhất định, bao gồm ngón tay.

Khi chất lỏng tích tụ, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu đi khắp các cơ quan nội tạng, sau đó làm tăng huyết áp để gây thêm áp lực lên thận và giảm khả năng lọc máu. Do đó, hạn chế muối trong chế độ ăn uống của bạn chính là biện pháp duy nhất giúp cải thiện tình trạng này.

Ngón tay dùi trống

Một số bệnh làm hạn chế oxy đến ngón tay và ngón chân, khiến cho các mô dưới móng dày lên, làm móng bị phồng. Tình trạng này thường xảy ra ở những người mắc bệnh phổi như ung thư phổi, xơ nang và giãn phế quản, khi khả năng tiếp nhận oxy của cơ thể bị hạn chế. 

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....