789

Đau xương khớp ở người cao tuổi - hãy quan tâm nhiều hơn

Chủ Nhật, 24/03/2019 11:37 PM (GMT+7)

Đối với người cao tuổi, đau xương khớp không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, mà còn đem lại nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.

Empty

Triệu chứng của đau xương khớp

Theo TS. BS Bùi Hồng Thiên Khanh - Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, tỷ lệ đau nhức xương khớp ở người cao tuổi lên đến 60%. Triệu chứng thường gặp bao gồm: đau nhức toàn thân, đau cột sống thắt lưng, đau các khớp hay cử động hoặc đau nhức dây chằng và cơ bắp... Tình trạng này thường kéo dài, đôi khi đi kèm với sưng tấy, tê mỏi, nóng rát ở các khớp ngoại biên hoặc mất cảm giác ở chân, tay và gây khó khăn khi hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân gây đau xương khớp

BS. Thiên Khanh cho biết, khi chúng ta có tuổi, chức năng tạo sụn và chất nhờn của các khớp sẽ bị suy yếu dần. Khi lớp sụn đệm tại các khớp bị bào mòn, các đầu xương sẽ ma sát va chạm trực tiếp với nhau, gây đau nhức khi vận động. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về khớp mãn tính như: thoái hóa sụn khớp, cột sống, viêm khớp…

Empty

Bên cạnh đó, bệnh gút mãn tính, paget xương hoặc loãng xương cũng được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau xương khớp. Đặc biệt ở người cao tuổi bị thừa cân, do các khớp đã bị thoái hóa một phần, lại phải chịu trọng lực lớn của cơ thể nên càng dễ bị nhức mỏi.

Nằm ngủ sai tư thế, lao động nặng, vận động quá sức hoặc thay đổi tư thế đột ngột cũng có thể gây đau nhức xương khớp. Vào mùa lạnh, các gân cơ thường bị co rút, dịch khớp cũng cô đặc lại khiến việc cử động của người bệnh càng trở nên khó khăn và ê ẩm hơn.

Hậu quả khi đau xương khớp kéo dài

Khi bị đau xương khớp, người cao tuổi sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày và phải thường xuyên nhờ tới sự hỗ trợ của người khác. Dần dần, họ sẽ nảy sinh tâm lý buồn phiền, ngại vận động, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Nếu kéo dài, đau xương khớp sẽ ngày một nặng hơn và có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: biến dạng khớp, loãng xương, thoái hóa xương, thậm chí ung thư xương. Đồng thời, việc ít vận động còn tăng nguy cơ mắc các bệnh: mỡ trong máu, tiểu đường, sa dạ dày, rối loạn tiêu hóa…

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...