789

Dạy con cách tự bảo vệ bản thân khi đi thang máy một mình:

Thứ Năm, 04/04/2019 12:02 PM (GMT+7)

Khi con đã lớn 1 chút, đủ khả năng tự sử dụng thang máy, hãy dạy con cách tự bảo vệ bản thân khi rơi vào các tình huống nguy hiểm.

tre-em-di-thang-may-2

Tốt nhất không nên để bé đi thang máy một mình. Thang máy tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Bên cạnh việc gặp phải những kẻ dâm ô, biến thái,  trẻ em còn đối mặt với nguy cơ bị bắt cóc, cướp giật,...Vậy nên tốt nhất các bậc phụ huynh không nên để con nhỏ đi thang máy một mình.

Khi con đã lớn 1 chút, đủ khả năng tự sử dụng thang máy, hãy dạy con cách tự bảo vệ bản thân khi rơi vào các tình huống nguy hiểm.

Cách bảo vệ bản thân khi đi thang máy một mình:

- Không nên đi vào thang máy một mình với người lạ. Trong trường hợp cảm thấy nguy hiểm, nên chờ chuyến sau.

- Khi đi thang máy có nhiều người nên đứng gần các trẻ em và phụ huynh khác, cách xa những người trông có vẻ nguy hiểm.

- Trường hợp đi thang máy đông người mà có ai đó cố tình nắm tay, sờ soạng các vị trí nhạy cảm như ngực, mông, đùi, chỗ hiểm…hãy hét lớn: “Cô/Chú/Ông/Bà không được chạm vào cháu!”. Người trong thang máy sẽ giúp đỡ bé, hoặc chí ít kẻ đó sẽ không dám tiếp tục hành động.

- Luôn đứng quay lưng vào tường hoặc đứng gần bảng điều khiển thang máy. Khi gặp nguy hiểm phải bấm tầng gần nhất hoặc tất cả các nút có thể với tới. Bấm nhiều tầng để thang máy liên tục mở ra đóng lại sẽ có người giúp đỡ, hoặc bỏ chạy hoặc kẻ tấn công con cũng bị bối rối. Ngoài ra các nút báo cháy, báo sự cố thang máy cũng có thể giúp đỡ bé trong trường hợp nguy cấp.

Bấm nhiều nút nhất có thể khi gặp nguy hiểm.- Nếu trong thang máy không có người thì hãy hét lên thật to, để các nhân viên giám sát qua camera có thể nghe thấy và tìm cách giúp đỡ.

- Phụ huynh nên dạy bé đâu là những vùng nhạy cảm trên cơ thể không cho phép bất kì ai chạm vào. Đồng thời rèn luyện bé tấn công vào các vùng dễ bị tổn thương của kẻ lạ khi bị xâm phạm. Ví dụ như mắt, cổ, bộ phận sinh dục… Đừng e ngại, an toàn của con mới là quan trọng nhất.

Bậc phụ huynh nên làm gì để bảo vệ con:

- Để bảo vệ con, các bậc phụ huynh cũng nên tự hạn chế trò chuyện với con trong thang máy, để tránh kẻ xấu nắm bắt được các thông tin về tên, tuổi, trường lớp và thói quen sinh hoạt.  

- Cùng với đó, các bậc phụ huynh cũng nên dạy con cách chia sẻ các chuyện không may xảy ra. Tạo cho trẻ niềm tin rằng, con luôn có cha mẹ kề bên dẫu có khó khăn, nguy hiểm nào.

- Tin điều bé kể là sự thật và nói bé đã rất đúng khi nói ra với bố mẹ. Hãy khẳng định với con là bé đã vô cùng dũng cảm, bé hoàn toàn không có lỗi.

- Học cách trấn an con khi chuyện xấu xảy ra, để bé cảm nhận được bé luôn được yêu thương và bạn sẽ làm mọi điều để ngăn chặn hành vi xâm hại, bé sẽ được an toàn.

- Quan sát các biểu hiện cảm xúc và hành vi của con, kịp thời tìm đến sự trợ giúp từ các bác sĩ tâm lý, các chuyên gia để hỗ trợ con nếu cần.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...