789

Dậy thì muộn: Nguyên nhân và dấu hiệu

Thứ Tư, 26/06/2019 11:54 AM (GMT+7)

Ngày càng có nhiều trẻ em xuất hiện tình trạng dậy thì muộn. Dậy thì muộn ở trẻ cần được quan tâm vì nó có thể là do các bệnh tật liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính, sự phát triển không bình thường của các tuyến trong cơ thể.

day-thi-muon-3

1. Như thế nào được gọi là dậy thì muộn?

Tuổi dậy thì đánh dấu cơ thể của trẻ em bắt đầu phát triển hoàn thiện và thường bắt đầu ở độ tuổi từ 7 đến 13 với nữ, độ tuổi từ 9 đến 15 với nam. Lúc này dưới sự tác động của vùng dưới đồi và tuyến yên, tuyến sinh dục của trẻ bắt đầu tăng cường sản xuất các hormone sinh dục (testosterone ở bé trai và estrogen ở bé gái) tác dụng làm các đặc trưng giới tính của trẻ, chẳng hạn như ngực và buồng trứng ở bé gái, cơ bắp và tinh hoàn ở bé trai.

Dậy thì muộn (hay còn gọi là chậm dậy thì) là tình trạng tuổi dậy thì không bắt đầu vào thời điểm như thông thường. Khi trẻ gái trên 13-14 tuổi và trẻ trai trên 15-16 tuổi vẫn chưa xuất hiện các dấu hiệu của tuổi dậy thì thì xem như dậy thì muộn.

2. Các dấu hiệu và triệu chứng của dậy thì muộn

Ở nữ, dậy thì muộn có biểu hiện là ngực không phát triển vào tầm độ tuổi 13, chu kỳ kinh nguyệt không bắt đầu trong khoảng độ tuổi 16.

Ở nam, dậy thì muộn thể hiện bằng các dấu hiệu như tinh hoàn không phát triển to hơn ở khoảng độ tuổi 14 hoặc giai đoạn tăng trưởng sinh dục bị trì hoãn hơn 5 năm.

3. Nguyên nhân gây ra dậy thì muộn (chậm dậy thì)

Thế nào được coi là dậy thì muộn?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới dậy thì

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Do bị bệnh mạn tính

Các bé gái phải tập luyện thể lực cường độ cao thường xuyên như điền kinh hoặc thể dục dụng cụ, thường bắt đầu dậy thì muộn hơn trẻ bình thường.

Chứng suy sinh dục: Tuyến sinh dục ở trẻ (tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ) sản xuất ít hoặc không sản xuất ra hormone. Chứng suy sinh dục được chia làm hai loại gồm:

Suy sinh dụng sơ cấp (còn gọi là suy sinh dục trung tâm hay suy sinh dục do suy nội tiết tố hướng sinh dục). Bệnh xảy ra do tuyến yên và vùng dưới đồi ở não gặp vấn đề. Nguyên nhân bao gồm có rối loạn di truyền, đặc biệt là hội chứng Turner (ở nữ giới) và hội chứng Klinefelter (ở nam giới); một số rối loạn tự miễn dịch; một số rối loạn phát triển; xạ trị hoặc hóa trị; nhiễm trùng; phẫu thuật.

Suy sinh dục thứ cấp: Nguyên nhân gây ra bao gồm hội chứng Kaliman, phóng xạ, chấn thương, phẫu thuật ở não hoặc tuyến yên, có khối u ở não hoặc tuyến yên.

4. Yếu tố nào làm tăng nguy cơ dậy thì muộn (chậm dậy thì)?

Yếu tố di truyền;

Mắc các bệnh lý mãn tính

Suy dinh dưỡng, có thể từ rối loạn ăn uống hoặc các bệnh mãn tính

Tập thể dục quá mức, ví dụ các vận động viên chuyên nghiệp;

Khối u hay các chấn thương ảnh hưởng tới các tuyến;

Các hội chức liên quan đến hormone

Bệnh di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển sinh dục.

5. Những phương pháp nào dùng để điều trị dậy thì muộn (chậm dậy thì)?

Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng các liệu pháp hormone ngắn hạn để điều trị:

Ở bé trai, bác sĩ sẽ bổ sung hormone testosterone bằng cách tiêm trực tiếp hoặc dùng miếng dán và gel bôi

Ở bé gái, bác sĩ sẽ bổ sung hormone estrogen hoặc progesterone bằng thuốc uống hoặc gel bôi.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...