Dạy trẻ cách cầm bút để viết đẹp và nhanh

Thứ Tư, 27/03/2019 05:43 AM (GMT+7)

Các bậc cha mẹ thường khá lo lắng khi con chuyển từ mầm non lên tiểu học. Bé cần cầm bút ghi bài và làm quen với nhiều môn học mới. Vậy phải làm sao để chỉ cho trẻ cách cầm bút đúng để viết nhanh kịp lời cô giảng mà chữ lại đẹp?

Empty

Chuẩn bị các dụng cụ học tập cần thiết cho con

Trước khi dạy con cách cầm bút đúng và viết chữ đẹp, nhanh, cha mẹ cần chuẩn bị các đồ dùng cần thiết. Những dụng cụ học tập cơ bản nhất của con bao gồm bàn học, ghế ngồi, giấy, vở, bút viết.

Cha mẹ hãy chọn một chiếc bàn ghế chắc chắn, có chiều cao và rộng vừa đủ với trẻ. Bạn nên mua cho con loại giấy mịn, không quá trơn không quá thô ráp. Những cuốn vở có độ sáng vừa đủ, có ô chữ, dòng kẻ rõ ràng sẽ tốt hơn cho mắt trẻ.

Với trẻ mẫu giáo, cha mẹ nên chọn bút màu sáp còn khi trẻ mới vào lớp 1 thì hãy mua bút chì. Bạn hãy lựa chọn bút có chiều dài ngắn bằng một nửa so với những loại thông thường để trẻ cầm nhẹ và dễ điều khiển bút hơn.

Hãy hướng dẫn cho con tư thế ngồi viết tiêu chuẩn

Empty

Tư thế ngồi viết quyết định tới việc viết chữ nhanh và đẹp của con rất nhiều. Nó  tạo thói quen ngồi học cho đến suốt cuộc đời. Cha mẹ hãy dạy con cách ngồi ngay ngắn, đúng cách nhưng vẫn tạo ra sự thoải mái và không gò bó. Nếu ngồi không đúng cách, cột sống của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, gây đau mỏi.

Tư thế ngồi học đúng chuẩn mà cha mẹ nên dạy con là hai chân chạm đất, lòng bàn chân bằng phẳng. Bạn dạy con ngồi thẳng người ở phần lưng và cổ, không tì ngực vào bàn.

Cha mẹ hướng dẫn con để hai tay đặt thoải mái, sử dụng tay thuận cầm bút, tay còn lại đặt nhẹ lên mép vở để giữ. Bạn dạy bé chỉ cúi nhẹ đầu, cố gắng giữ đầu thẳng, mắt cách vở khoảng 25-30cm là phù hợp nhất. Thỉnh thoảng, bạn cho trẻ vươn vai, đi lại một lúc hoặc chỉ đơn giản ngồi thư giãn, thả lỏng cơ thể để trẻ đỡ mỏi.

Cha mẹ thực hiện làm mẫu và cho con cầm bút

Cha mẹ nên ngồi cạnh con, tạo mẫu để con nhìn thấy rõ và bắt chước theo. Đầu tiên, bạn hãy dạy con đặt giấy, vở tại vùng giữa, thẳng ngay ngắn. Tiếp đến, bạn chỉ con đặt bút vào giữa ngón tay trỏ và tay cái, bút chếch khoảng 30-45 độ so với mặt bàn.

Bạn hướng dẫn con cầm bút sao cho phần đầu ngón tay chạm vào gần với đầu bút viết. Cha mẹ dạy bé để bàn tay hơi khum lại thành hình nắm đấm, tay còn lại đối diện, hơi khoanh lại để giữ giấy, giữ vở.

Tiến hành cho con thực hành viết chữ

Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách viết chữ với các bước cơ bản. Đầu tiên, bạn dạy bé lấy 3 ngón tay (út, áp út và giữa) khép lại, giữ làm trụ. Tiếp theo, cha mẹ chỉ con dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái di chuyển bút đi lên xuống.

Bạn hãy để con viết chậm từ từ. Sau khi trẻ đã quen thì để bé tăng tốc độ chuyển động của ngón tay, viết sẽ nhanh hơn. Cha mẹ cho trẻ tập viết theo độ khó tăng dần từ viết các đường thẳng dọc, ngang, đường hình tròn, Tiếp theo, bạn dạy bé viết chữ cái in hoa, chữ cái thường,  từ hoàn chỉnh rồi đến là các câu ngắn, đơn giản.

Cho con có thời gian nghỉ ngơi

Trẻ em mới bắt đầu tập viết dễ mệt mỏi vì thế bạn cần cho bé nghỉ ngơi một lúc rồi viết tiếp. Cha mẹ hãy cho con ngồi thả lỏng một lúc, các ngón tay chuyển động duỗi và cử động các khớp linh hoạt.

Bạn cũng có thể dạy con vươn vai hoặc đứng dậy đi lại một lúc hoặc uống một chút nước để tỉnh táo hơn. Khoảng 15 phút, cha mẹ cho bé nghỉ ngơi 5 phút rồi lại ngồi tập viết tiếp. Thời gian học tập viết của con chỉ nên kéo dài 40-50 phút là đủ.

Tạo cho con thói quen luyện tập hàng ngày

Tập viết hàng ngày sẽ tạo cho con thói quen tốt và chữ viết sẽ đẹp hơn. Mỗi ngày, cha mẹ cho con tập viết khoảng 1-2 lần, tùy vào hoàn cảnh và thời gian tiện sắp xếp. Bạn đừng quên nhắc nhở con phải viết nắn nót, không nên viết vội và cẩu thả.

Khi con đã viết tốt, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ viết nhiều hơn bất kì khi nào rảnh rỗi. Bạn cũng có thể khuyên con viết nhật ký là cách thú vị và hấp dẫn đối với trẻ. Nếu con viết đẹp hơn, cha mẹ có thể tặng phần thưởng để con phấn khởi, tiếp tục nỗ lực hơn nữa.

Trên đây là những hướng dẫn giúp cha mẹ có phương pháp dạy trẻ cách cầm bút để viết chữ đẹp. Các bậc phụ huynh hãy kiên trì dạy con mỗi ngày để con có nền tảng cơ bản nhất trong việc học tập nhé.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....