Đi ngoài ra máu là biểu hiện của bệnh gì?

Chủ Nhật, 29/04/2018 12:00 AM (GMT+7)

Đi ngoài ra máu là tình trạng có thể xuất hiện ở bất kỳ đố tượng nào. Đi ngoài ra máu là triệu chứng rất nguy hiểm, nó có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ, viêm loét dạ dày, đại tràng.

Đi ngoài ra máu là gì?

Đi ngoài ra máu hay còn gọi là đại điện ra máu, đi cầu ra máu... là biểu hiện của rất nhiều loại bệnh lý cấp tính, bệnh ký sinh đường ruột, bệnh về máu. Đa số người đi thường mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa.

Đi ngoài ra máu có thể xuất hiện ở dạng máu tươi, máu đen. Dân công sở là đối tượng dễ mắc tình trạng này nhất. Đi ngoài ra máu 1, 2 lần thì nên tìm hiểu kỹ hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất đề khám và có hướng điều trị tốt nhất. Các bác sĩ khuyến cáo, người bị đi ngoài ra máu không nên tự ý sử dụng các loại thuốc hoặc bài thuốc linh tinh để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Đi ngoài ra máu thường gặp ở đoạn dưới đường tiêu hóa. Người bệnh sẽ bị chảy máu kết tràng và trực tràng, đôi khi cũng có thể gặp trường hợp chảy máu trên đường tiêu hóa. Khi máu chảy ra sẽ theo phân ra ngoài, một phần nhỏ máu có thể bị đọng lại trên đường tiêu hóa.

Đi ngoài ra máu là biểu hiện của bệnh gì?

Bệnh trĩ

Khoảng 70% người đi ngoài ra máu có nguy cơ cao bị mắc bệnh trĩ. Đặc biệt là dân văn phòng - đây là nhóm đối tượng dễ bị mắc bệnh trĩ nhất.

Bệnh trĩ được hiểu là những tổn thương tại vùng hậu môn. Khi bị trĩ, máu tươi thường theo phân ra ngoài và nhỏ giọt khi đi cầu. Khi nội soi trực tràng sẽ thấy tính mạch bị giãn ra, sưng phì.

Thời gian đầu, những người bị trĩ chỉ thấy một chút máu chảy ra ngoài dính ở giấy  vệ sinh. Ở trường hợp này có thể sử lý nhanh chóng bằng việc sử dụng thuốc tân dược hoặc thuốc nam. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người bị trĩ nặng máu bắn ra ngoài thành tia. Ở giai đoạn này, người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn, khó chịu và mất tự tin khi đi ra ngoài.

Polyp đại trực tràng

Polyp đại trực tràng cũng là một căn bệnh có thể dẫn tới hiện tượng chảy máu tươi ở hậu môn. Bệnh lý này thường xuất hiện ở nhiều đối tượng những lại dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở hệ tiêu hóa.

Khi tình trạng tăng sinh lý quá mức chính là nguyên nhân hình thành các khối u bên trong đại tràng, trực tràng. Có nhiều khối Polyp mọc ở gần ốn hậu môn có kích thước dài, đôi khi còn lòi ra khỏi hậu môn.

Bệnh này có đặc điểm nhận dạng đơn giản nhất là hiện tượng đi ngoài ra máu tươi. Tuy nhiên, số lượng máu thường rất nhiều đôi khi khiến người bệnh bị mất máu, thiếu máu trầm trọng. Song bệnh không kèm với hiện tượng táo bón.

Viêm loét đại trực tràng

Những người bệnh bị viêm loét đại trực tràng cũng có hiện tượng đi ngoài ra máu. Mặc dù đây là căn bệnh khá hiếm gặp nhưng không có nghĩa là không thể xảy ra.

Những người bị viêm loét đại trực tràng thường có hiện tượng bị chảy máu tươi, phân dính máu và dịch nhày, đi ngoài nhiều lần trong ngày.

Viêm nứt kẽ hậu môn

Những người bị táo bón thường dễ bị mắc chứng bệnh này. Bởi khi đi ngoiaf cô sức rặn sẽ khiến ống hậu môn bị tổm thương, lớp niên mạc bị sưng tấy dẫn đến chảy máu.

Bệnh này khá dễ phát hiện vì máu thường ra kèm phân nhưng ở mức độ ít. Bên cạnh đó người bệnh thường thấy rát ở hậu môn dù không đi về sinh. Nứt hậu môn ở giai đoạn đầu thường dễ giải quyết. Khi đó người bệnh chỉ cần thường xuyên ăn đồ dễ tiêu cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách uống thuốc là được.

Ngoài một số nguyên nhân trên, tự nhiên đi ngoài ra máu cũng là biểu hiện của bệnh táo bón, kiết kỵ, ung thư đại tràng, ung thư trực tràng, xuất huyết đường tiêu hóa, nhồi máu ruột non, xuất huyết đường tiêu hóa...

System

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...