Điểm mặt những loại thực phẩm khiến trẻ dậy thì sớm

Thứ Bảy, 19/10/2019 12:20 PM (GMT+7)

Phần lớn trường hợp dậy thì sớm ở trẻ hiện nay không có nguyên nhân cụ thể mà chỉ đơn thuần là sự trưởng thành trước thời hạn. Tuy nhiên, một số trường hợp do chế độ ăn uống.

Chế độ ăn hợp lý

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, nguyên Viện trưởng Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết dậy thì sớm là hiện tượng dậy thì ở bé gái dưới 8 tuổi và bé trai dưới 9 tuổi, phổ biến hơn với bé gái. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây ra biến đổi này là do huyết thống, lạm dụng thuốc, trẻ mắc bệnh u não, u nang buồng trứng, u tinh hoàn, các bệnh tuyến giáp, thừa cân, béo phì...

Theo bác sĩ Hải, các loại thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, patê, xúc xích, lạp xưởng... nấu ở nhiệt độ cao sẽ bị biến đổi chất, trẻ ăn vào có thể gây rối loạn nội tiết và dẫn đến cơ thể dậy thì sớm hơn.

Thực phẩm chứa nhiều đường và các chất bảo quản, chất tạo ngọt như bánh kẹo, nước ngọt có ga, trà sữa... trẻ nên hạn chế.

chienran

Những món ăn chứa nhiều muối có thể kích hoạt hormone có liên quan tới sinh sản là neurokinin B, dẫn đến cơ thể dậy thì sớm và gây hại cho hệ tiêu hóa, thận. 

Món ăn từ nội tạng động vật sẽ khiến trẻ dễ bị béo phì, tăng cân và mắc các bệnh như mỡ nhiễm máu, gan nhiễm mỡ... gây dậy thì sớm.

Trẻ ăn nhiều thịt, nhất là thịt lợn siêu nạc, protein động vật, làm tăng hormone tăng trưởng IGF-1, có tính hoạt hóa rất cao. Hormone này tham dự vào quá trình tạo tín hiệu estradiol, hormone hình thành buồng trứng làm rút ngắn tuổi dậy thì so với ngưỡng thông thường.

Phòng ngừa dậy thì sớm

Đối với trẻ, bố mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu rau củ quả, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích... hay thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo và có hàm lượng đường cao, muối cao. Chọn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, tránh mua thực phẩm kém chất lượng. 

Tăng cường vận động sẽ tránh bị thừa cân béo phì cũng là biện pháp phòng ngừa dậy thì sớm. Nên khuyến khích trẻ tập luyện thể dục ít nhất là 60 phút mỗi ngày. Các môn thể thao như đi bộ, đạp xe, bơi lội, cầu lông, nhảy dây, đá bóng, đá cầu... giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, trau dồi kỹ năng sống. 

Hạn chế trẻ tiếp xúc với estrogen và testosterol, nước hoa, son phấn, mỹ phẩm, nước thơm xịt phòng. Sinh hoạt riêng của cha mẹ nên kín đáo, cho trẻ ngủ riêng phòng nếu có điều kiện.

Hiểu tâm lý để giải thích cho trẻ hiểu những thay đổi sinh lý cơ thể đang diễn ra là hoàn toàn bình thường để cùng con bước qua giai đoạn này.

Ngoài ra, tránh tình trạng lạm dụng thuốc khiến cơ thể thay đổi quá trình bài tiết, gây ra hiện tượng dậy thì sớm.

Khi con có dấu hiệu bất thường như cao quá nhanh, ngực to nhanh, xuất hiện lông mu, lông nách... cha mẹ nên đưa đến bác sĩ nhi khoa để chẩn đoán và can thiệp kịp thời. 

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....