Điều gì khiến bà bầu hay "sáng nắng, chiều mưa, trưa nổi bão"?

Chủ Nhật, 05/05/2019 09:00 PM (GMT+7)

Thời gian này, thai phụ có nhiều xung đột tâm lý. Sự thay đổi cảm xúc thường do nhiều yếu tố gây ra. Dưới đây là một số yếu tố có thể khiến bà bầu dễ cáu giận.

ba-bau-tuc-gian

1. Bất bình đẳng giới

Nhà xã hội học Barbara Katz Rothman chỉ ra rằng phụ nữ thường xuyên bị kỳ thị và bất bình đẳng trong thời gian mang thai. Nhiều người chủ cho rằng thai phụ sẽ không đi làm trở lại sau khi sinh và mất một khoảng thời gian nghỉ thai sản. Người chồng có thể không quan tâm đến việc mang thai của vợ hoặc không chia sẻ, phụ giúp công việc nhà. Thai phụ phải vật lộn với các vấn đề về cân bằng giữa công việc và cuộc sống, lo lắng chồng không chia sẻ trong việc nuôi dạy con cái hoặc việc nuôi dạy con làm cản trở công việc của họ.

Đây là những nguyên nhân gây ra sự tức giận của bà bầu. Nhiều cặp vợ chồng đã xảy ra tranh cãi hoặc xô xát vì những vấn đề này. Để đối phó với sự tức giận và lo lắng này, hãy nói chuyện thẳng thắn và chia sẻ với chồng về những dự định trong tương lai hoặc nhờ chồng giúp đỡ việc nhà.

2. Cảm thấy không thoải mái

Hầu hết phụ nữ cảm thấy khó chịu khi mang thai, bao gồm buồn nôn, đau cơ và mệt mỏi, đặc biệt là khi một số nhu cầu không được đáp ứng. Điều quan trọng là bạn phải chủ động để tạo ra một môi trường thoải mái cho bản thân. Ví dụ, dự trữ những món ăn có sẵn để ngăn ngừa buồn nôn, nghỉ ngơi đầy đủ hoặc chồng quan tâm, hỗ trợ. Ngoài ra, bạn tự chăm sóc bản thân bằng cách đi massage ở một spa để thư giãn và giảm căng thẳng.

3. Sự thay đổi hormone

Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai thường khiến thai phụ dễ có căng thẳng tâm lý, trong đó có sự tức giận. Mang thai đồng nghĩa với việc các nội tiết tố tăng cao. Để tránh điều này, bạn cần biết các nguyên nhân khiến mình giận dữ. Thực hiện các bài tập hít thở sâu và đếm đến 10 trước khi phản ứng với những lời bình luận khó chịu. Ngoài ra, bạn cần giao tiếp nhiều, chia sẻ với chồng và bạn bè về những điều mà bạn cảm thấy khó chịu để giải tỏa căng thẳng. Sự hỗ trợ của những người xung quanh là điểm tựa cho bạn trong giai đoạn này.

4. Nỗi sợ hãi

Nhiều người phản ứng lại sự sợ hãi bằng tức giận như một cách để bảo vệ mình. Mang thai có khả năng gây ra nỗi sợ hãi như lo lắng về sự đau đớn khi lâm bồn hoặc những lo ngại về dị tật bẩm sinh, bệnh tật của con và làm thế nào để cân bằng cuộc sống khi gia đình có thêm thành viên mới. Nếu bạn thấy mình bị choáng ngợp vì sợ hãi những điều này, hãy cân nhắc đến việc nói chuyện với chuyên gia tâm lý hay người đã từng mang thai. Trao đổi thêm với bác sĩ sản khoa về cách giảm thiểu các nguy cơ thông thường liên quan đến việc mang thai để có thai kỳ khỏe mạnh, vui vẻ.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....