789

Điều gì xảy ra khi bạn vì "tiếc" mà dùng thuốc hết hạn sử dụng?

Thứ Sáu, 26/06/2020 04:04 PM (GMT+7)

Nhiều trường hợp biết thuốc đã hết hạn nhưng tiếc nên vẫn sử dụng mà không hiểu hết được về hệ lụy do sử dụng thuốc quá hạn gây ra.

thuoc-het-han

Hạn dùng của thuốc được định nghĩa là khoảng thời gian sử dụng được ấn định cho một lô thuốc (thuốc được sản xuất theo lô) mà sau thời hạn này thuốc không còn giá trị sử dụng. Thí dụ, hạn dùng của thuốc được ghi 22/5/2020 nghĩa là trong thời gian từ lúc người dùng mua thuốc đến ngày 22/5/2020 là thuốc có giá trị sử dụng và được phép dùng, còn từ ngày 23/05/20208 trở về sau là thuốc quá hạn dùng, không còn giá trị sử dụng.

Thuốc quá hạn gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe?

Cũng giống như thực phẩm, mỗi viên thuốc đều có một vòng đời với ngày sản xuất, hết hạn rõ ràng, và mức an toàn, hiệu quả cao nhất khi thuốc được sử dụng trong hạn mức của nó. Thuốc đã hết hạn sẽ không mang lại kết quả điều trị như kỳ vọng do không giữ được tính chất cần thiết như đã đăng ký trong tiêu chuẩn chất lượng.

Thuốc hết hạn sử dụng sẽ không còn nguyên tính chất, chuyển sang dạng khác hay sinh ra những hợp chất có độc tính cao do ảnh hưởng của yếu tố khách quan, chủ quan, từ đó làm mất khả năng chữa bệnh của các dược chất trong thuốc. Nếu người bệnh uống thuốc như vậy, đặc biệt với thuốc đặc trị, rất dễ xuất hiện biến chứng, tác dụng phụ, làm bệnh chuyển biến trầm trọng hơn, thậm chí dẫn đến tử vong. Ví dụ bệnh nhân tăng huyết áp, không may uống phải thuốc hết hạn đồng nghĩa với việc thuốc mất tác dụng điều trị, huyết áp không được điều chỉnh, sẽ gây ra đột quỵ, nhồi máu cơ tim, phổ biến nhất là vỡ mạch máu não gây liệt nửa người, hôn mê. Còn với thuốc chống đông máu khi không có tác dụng điều trị sẽ làm máu tăng khả năng đông lên, tạo các cục máu đông làm nghẽn động mạch, máu không lưu thông được đến tim và não, tử vong là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Tương tự như vậy với những người mắc bệnh động kinh, ung thư... là những trường hợp phải dùng thuốc kéo dài, hậu quả của việc dùng thuốc quá hạn sử dụng thực sự to lớn. Khi những cơn động kinh không được kiểm soát, người bệnh có thể bất ngờ bị ngã xuống, gây thương tích, gặp tai nạn khi đang lái xe hoặc bị đuối nước khi đang bơi lội... Còn với căn bệnh ung thư? Theo số liệu thống kê, ung thư luôn luôn nằm trong nhóm có số người tử vong cao ở nước ta, bệnh nhân ung thư uống thuốc hết hạn có tác hại rất lớn bởi thành phần bị biến đổi, có thể chứa độc chất đối với cơ thể, hoặc hàm lượng không đủ để đảm bảo tiêu diệt tế bào ung thư. Nếu thuốc không đủ nồng độ như ban đầu, cơ thể sẽ dần thích nghi, dẫn đến kháng thuốc, tăng độc tính, điều trị không mang lại kết quả và người bệnh có thể tử vong.

Phòng tránh sử dụng thuốc quá hạn

Một số loại thuốc khi hết hạn rất dễ nhận biết, như với thuốc ở dạng lỏng có hiện tượng tách lớp, thuốc dạng rắn có thể dễ dàng bóp vụn. Với một số loại khác, khi hết hạn thì không hề thay đổi hình dáng so với lúc ban đầu, nhưng thành phần hóa học đã biến đổi mà mắt thường không nhận biết được. Đây cũng là lý do khiến nhiều người nghĩ rằng thuốc hết hạn vẫn có thể sử dụng được mà không gây tác hại gì lớn.

Vì vậy, khi mua thuốc, người dân cần nâng cao ý thức khi sử dụng thuốc, nên chọn nhà thuốc đáng tin cậy, cần xem kỹ hạn dùng của thuốc. Hạn sử dụng chỉ là hàng chữ nhỏ in trên nhãn thuốc, nhưng vai trò của nó cực kỳ quan trọng. Không nên vì một chút chủ quan, coi như điều nhỏ nhặt mà vô tình biến thuốc chữa bệnh thành mầm bệnh, thậm chí độc chất có thể giết chết bạn.

Đối với những thuốc còn hạn sử dụng, khi mua về cần chú ý tới khâu bảo quản thuốc để giữ được chất lượng của thuốc vì các loại thuốc tuy vẫn còn thời hạn sử dụng nhưng nếu khâu bảo quản không tốt khiến thuốc bị mất chất lượng, thậm chí biến đổi thành độc chất thì cũng gây nguy hiểm cho người sử dụng. Chú ý tránh để thuốc ở nơi ẩm mốc, chỗ có ánh sáng chiếu vào, ở nhiệt độ không đúng như yêu cầu của nhà sản xuất. Đối với những thuốc có yêu cầu bảo quản đặc biệt như insulin, thuốc đạn hạ sốt, thuốc viên nang trứng đặt âm đạo...  cần bảo quản ở nhiệt độ dưới 10oC...

Điều gì xảy ra khi dùng thuốc ung thư hết hạn?

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết các sản phẩm thuốc bán trên thị trường thường có ngày hết hạn kéo dài từ 12 đến 60 tháng. Thực tế, thời hạn sử dụng thực tế của thuốc có thể lâu hơn nhưng không có những nghiên cứu kiểm tra.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Nghiêm Luật, nguyên Trưởng khoa Hóa sinh, Đại học Y Hà Nội, cho rằng nguyên tắc bất kỳ một loại thuốc nào khi hết hạn sử dụng là không được phép dùng trong điều trị.

"Các hãng sản xuất thuốc in hạn sử dụng trên bao bì tức là họ chỉ chịu trách nhiệm về tác dụng thuốc đến ngày đó thôi. Khi quá hạn, thuốc hoàn toàn có thể bị biến chất, đưa vào cơ thể rất nguy hiểm, thậm chí  nguy cơ gặp biến chứng chết người", ông Luật nói.

Đồng quan điểm, một dược sĩ chuyên khoa ung bướu tại TP HCM, cho biết về nguyên tắc, tất cả các loại thuốc hết hạn không được sử dụng. "Đây là nguyên tắc bất di bất dịch. Hành vi cấp phát, bán và sử dụng thuốc đã hết hạn dùng bị nghiêm cấm thực hiện, theo điều 2, Luật Dược 2016", dược sĩ này nói.

Dược sĩ cho biết thêm thuốc chỉ có tác dụng trong thời hạn sử dụng cho phép. Ngoài thời hạn này, các thành phần thuốc có thể đã bị phân hủy, biến chất. Việc sử dụng thuốc hết hạn chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến bệnh nhân, như tăng tác dụng phụ, giảm hiệu quả điều trị... Người bệnh rủi ro dùng nhầm thuốc quá hạn phải thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, theo dõi sát trong thời gian dài mới biết mức độ ảnh hưởng.

Với ung thư,  phát hiện điều trị sớm, không bỏ lỡ thời gian vàng rất quan trọng trong việc cứu sống bệnh nhân. Dùng thuốc hết hạn không những không đạt hiệu quả như mong muốn mà đôi khi bị bỏ lỡ thời gian vàng trong điều trị.

Theo MD Anderson, cho dù là thuốc hóa trị liệu như vismodegib, thuốc giảm đau có hiệu lực cao hay thuốc vemurafenib tác dụng tấn công tế bào ung thư, ngăn ngừa di căn... điều quan trọng là phải sử dụng đúng cách. Khi đã hết hạn sử dụng, hiệu quả không những không đạt được mà còn gây những tác hại không lường trước.

Trong và sau khi điều trị ung thư, người bệnh được kê đơn thuốc dùng tại nhà. Các chuyên gia cho biết  việc lưu trữ an toàn và thải bỏ khi thuốc hết hạn cũng đặc biệt quan trọng, bởi những loại thuốc này tác động rất mạnh vào cơ thể.

"Hầu hết các loại thuốc có thể được để trong túi nhựa và bỏ vào thùng rác. Nhưng một số đơn thuốc, chẳng hạn như thuốc giảm đau liều cao, nên được xả xuống nhà vệ sinh để ngăn ngừa lạm dụng thuốc hoặc vô tình trẻ em nuốt phải trẻ em", các chuyên gia cho biết.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...