789

Điều trị quai bị tại nhà và những điều cần lưu ý

Thứ Bảy, 15/02/2020 03:22 PM (GMT+7)

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Paramyxovirus gây nên. Bệnh dễ ảnh hưởng đến tuyến nước bọt. Bệnh quai bị có thể lây theo đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc với nước bọt người bệnh.

quai-bi-1

Quai bị là gì?

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Paramyxovirus gây nên. Bệnh dễ ảnh hưởng đến tuyến nước bọt. Quai bị là một virus đường hô hấp, lây qua tiếp xúc với tuyến nước bọt hoặc qua đường hô hấp. Bạn có thể bị mắc quai bị khi tiếp xúc với người bệnh thông qua ho hoặc hắt hơi.

Hiện nay đã có vắc xin MMR, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella, được đưa vào chương trình tiêm chủng cho trẻ em. Nếu sống và làm việc trong môi trường phải tiếp xúc nhiều với người khác thì bạn vẫn có thể bị mắc quai bị kể cả bạn đã được tiêm vắc xin phòng bệnh.

Trẻ em và thanh thiếu niên dễ mắc bệnh quai bị do cơ thể chưa có kháng thể.

Dấu hiệu của quai bị

Quai bị thường có thời gian ủ bệnh kéo dài trong vài ba tuần lễ, sau đó sẽ xuất hiện tình trạng sốt cao đột ngột, có thể lên tới 38 độ và kèm theo cảm giác mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ. Sau 1-3 ngày bị sốt cao kéo dài, tuyến nước bọt của bạn sẽ bị sưng to. Quai bị là một bệnh nhiễm trùng đặc biệt bởi nó khiến cho má và hàm của bạn bị sưng lên. Lúc đầu sẽ chỉ bị sưng một bên, sau vài ngày, tuyến nước bọt còn lại sẽ bị sưng lên, hai bên sưng thường sẽ không cân nhau, có thể một bên to, một bên nhỏ. Một số trường hợp, người bệnh quai bị có thể bị biến dạng cả mặt, khó nhai, khó nuốt do tuyến nước bọt sưng quá to. Da ở vùng nước bọt bị sưng, căng, bóng và không đỏ nhưng khi chạm vào vùng đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau, nóng.

Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh quai bị bao gồm:

Đau đầu

Mệt mỏi

Chán ăn

Mất ngủ

Đau cơ, toàn thân nhức mỏi

khô miệng

Buồn nôn và nôn

Sốt cao

Có thể sưng bìu và đau tinh hoàn.

Về cơ bản, các triệu chứng của bệnh quai bị ở người lớn và trẻ em giống nhau. Một số bệnh nhân bị quai bị có thể không gặp bất cứ triệu chứng nào hoặc mức độ biểu hiện của triệu chứng rất nhẹ khi bị nhiễm.

Một số dấu hiệu hiếm gặp như sưng tinh hoàn ở nam giới, chiếm tới khoảng 10% các trường hợp nam giới bị quai bị. Nữ giới có thể bị sưng buồng trứng khi mắc quai bị, mặc dù triệu chứng này không phổ biến. Một số biến chứng hiếm gặp khác khi bị quai bị như viêm tụy, viêm màng não hay viêm não.

Viêm màng não và viêm não là biến chứng nguy hiểm. Khi người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó tập trung, hoặc suy nghĩ, đau đầu dữ dội, lên cơn co giật thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh của bạn đã có biến chứng nguy hiểm.

Điều trị quai bị

Rất dễ nhầm lẫn bệnh quai bị với bệnh bạch hầu hay bệnh viêm hạch cổ do vi trùng. Quai bị là một bệnh lành tính nên bạn có thể điều trị tại nhà, bạn phải chú ý theo dõi để phát hiện kịp thời các biến chứng của bệnh.

Một số lưu ý khi điều trị quai bị tại nhà như:

Nên ăn các thức ăn mềm và uống thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol

Tránh vận động nhiều để tránh các biến chứng như viêm màng não, viêm tình hoàn hay viêm buồng trứng

Chườm ấm hoặc chườm mát để tuyến nước bọt bớt sưng

Uống nhiều nước để giữ đủ nước

Tránh sử dụng những thực phẩm có tính axit, trái cây hoặc bia rượu

Bệnh nhân mắc quai bị nên kiêng nước, kiêng gió và nước lạnh vì có thể khiến cho vùng quai bị của người bệnh càng sưng to và đau hơn nhưng người bệnh nên tắm rửa và vệ sinh cá nhân bình thường để tiêu diệt vi khuẩn.

Đi khám ngay nếu xuất hiện các triệu chứng như nôn ói nhiều, đau đầu , đau bụng

Dùng thuốc kháng sinh phải có sự chỉ định từ bác sĩ

Tuyệt đối không tự điều trị quai bị bằng các phương pháp dân gian như dùng mực tàu, lọ nồi, đắp lá cây hay dán cao vào vùng bị sưng. Điều này có thể khiến cho da của bạn bị nóng, phỏng, đây là điều kiện thích hợp cho vi trùng từ ngoài vào xâm nhập tuyến mang tai khiến cho tình trạng viêm nặng hơn, thậm chí có thể là nhiễm trùng máu.

Bệnh nhân bị quai bị cần nghỉ ngơi tại nhà để tránh lây bệnh từ người này sang người khác. Bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng từ 5-7 ngày nếu không xuất hiện các biến chứng. Sau khoảng 10 ngày, vùng mang tai sẽ giảm sưng dần và hồi phục hoàn toàn.

Hiện nay chưa có loại thuốc đặc trị cho virus quai bị, vì vậy cần điều trị để giảm bớt các triệu chứng bệnh cho đến khi tình trạng nhiễm trùng tự hết.

Phòng ngừa quai bị

Tiêm vắc xin là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa quai bị. Khi còn nhỏ, bạn chưa được tiêm hai liều vắc xin MMR thì bạn nên tiêm ít nhất một liều vắc xin.

Khi dịch bùng phát, bạn nên chế tiếp xúc chỗ đông người.

Giữ môi trường luôn được sạch sẽ, thông thoáng, thường xuyên vệ sinh đồ chơi và các vật dụng trong nhà

Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh quai bị, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám đồng thời có hướng điều trị thích hợp, ngăn ngừa bệnh lây nhiễm sang người khác, đồng thời tránh biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...