Đối thoại Chiến lược cấp Bộ trưởng về hợp tác Nam-Nam trong lĩnh vực Dân số và Phát triển

Thứ Năm, 07/04/2016 12:00 AM (GMT+7)

Ngày 18/3/2016, tại Bắc Kinh đã tổ chức Đối thoại Chiến lược cấp Bộ trưởng về hợp tác Nam-Nam trong lĩnh vực Dân số và Phát triển.

Hội nghị do Ủy ban Quốc gia về Y tế và KHHGĐ Trung Quốc, Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) và Tổ chức các đối tác Nam-Nam về Dân số và Phát triển (PPD) phối hợp tổ chức.

Tham dự Hội nghị có 23 quốc gia với hơn 80 đại biểu, bao gồm các Bộ trưởng, Thứ trưởng và các quan chức cấp cao phụ trách các vấn đề dân số từ các nước thành viên thành viên PPD và các quốc gia đang phát triển khác, các đại diện từ các cơ quan liên quan của Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia từ các viện nghiên cứu, viện hàn lâm, đặc biệt tham dự Đối thoại có Ts. Babatunde Osotimehin, Phó Tổng thư ký LHQ, Giám đốc Điều hành Quỹ Dân số LHQ. Các đoàn và chuyên gia đã chia sẻ những kinh nghiệm quý giá của mình và thảo luận sâu về lộ trình cũng như các hoạt động quan trọng để thúc đẩy hơn nữa hợp tác Nam – Nam trong dân số và phát triển trong 5 năm tới.

Tại diễn đàn Đối thoại, các đại biểu đã thông qua Lời kêu gọi Hành động Bắc Kinh với một loạt các hoạt động nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác Nam – Nam trong Dân số và Phát triển, sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục và quyền sinh sản, quyền bình đẳng giới trong 5 năm tới

Đoàn Việt Nam do TS. Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ dẫn đầu tham dự Đối thoại. Ts. Lê Cảnh Nhạc đã có bài phát biểu quan trong tại diễn đàn.

Theo đó, TS. Lê Cảnh Nhạc nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng hợp tác Nam-Nam và cũng đã nỗ lực hết sức mình để đóng góp cho hợp tác này được phát triển. Từ khi gia nhập PPD, Việt Nam luôn cố gắng đóng góp để xây dựng cho tổ chức này ngày càng vững mạnh. Việt Nam tham gia tích cực vào các sáng kiến và hoạt động của PPD. Trong khuôn khổ PPD, Việt Nam đã thúc đẩy cả hợp tác song phương, ví dụ như với Trung Quốc, Indonesia, Thái lan.... Đoàn Việt Nam cũng đã trao đổi kinh nghiệm với các nước về thành công của mình trong công tác dân số-KHHGĐ, đặc biệt là giảm sinh và duy trì tốt mức sinh thay thế.

Ảnh: Ts. Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ chụp ảnh cùng Ts. Babatunde Osotimehin, Phó Tổng thư ký LHQ, Giám đốc Điều hành Quỹ Dân số LHQ

Hội nghị đã thành công tốt đẹp với các hoạt động chính gồm:

1. Thiết lập diễn đàn quốc tế về Hợp tác Nam – Nam về Dân số và Phát triển

Dựa trên nền tảng hợp tác Nam – Nam về dân số và phát triển cấp Bộ trưởng của PPD hiện có và với sự hỗ trợ của UNFPA và các đối tác khác, Diễn đàn quốc tế sẽ được mở rộng cho tất cả các nước đang phát triển và các bên liên quan cam kết thực hiện Chương trình hành động của ICPD. Diễn đàn quốc tế sẽ là diễn đàn toàn cầu để trao đổi kiến ​​thức và kinh nghiệm, kết nối mạng và đối thoại chính sách, thúc đẩy các chương trình hợp tác Nam – Nam về dân số và phát triển, sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản và quyền sinh sản, quyền bình đẳng giới. UNFPA sẽ cung cấp hợp tác kỹ thuật hướng tới hỗ trợ các hoạt động của diễn đàn quốc tế một cách hiệu quả và hiệu suất, và tiếp tục tăng cường các yếu tố đối với hợp tác Nam –Nam, các chương trình khu vực và toàn cầu cũng như hỗ trợ việc phát triển năng lực của các đối tác tham gia vào Hợp tác Nam – Nam.

2. Thiết lập một Ủy ban chỉ đạo Quan hệ hợp tác Nam –Nam về Dân số và Phát triển như một cơ chế để xác định và phối hợp các nỗ lực để thực hiện các chương trình hợp tác Nam –Nam tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của mỗi nước

Các thành viên của Ủy ban chỉ đạo sẽ bao gồm chính phủ các nước đang phát triển từ các khu vực khác nhau cũng như các tổ chức đối tác quốc tế và các nhà tài trợ. Ủy ban chỉ đạo cũng sẽ đẩy mạnh việc chia sẻ các thông tin, phân tích, nghiên cứu và tài liệu hướng dẫn có liên quan để tạo tăng cường Hợp tác Nam –Nam. Ban thư ký của Ủy ban chỉ đạo sẽ được đặt ở UNFPA.

3. Tăng cường quan hệ đối tác đối với Hợp tác Nam –Nam về dân số và phát triển, sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, quyền sinh sản và bình đẳng giới

Trong 20 năm qua, với sự hỗ trợ của UNFPA và các tổ chức quốc tế khác, PPD đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy Hợp tác Nam –Nam , với những thành tựu đáng kể. Để đáp ứng kỳ vọng của Chương trình nghị sự Phát triển bền vững đến năm 2030 và Khung hành động sau 2014 của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD), sẽ rất quan trọng để thiết lập và mở rộng quan hệ đối tác được xây dựng bởi PPD, đảm bảo sự gắn kết và phối hợp giữa các cơ chế khác nhau đối với Hợp tác Nam –Nam, dựa trên các nhiệm vụ và lợi thế so sánh cụ thể, các tổ chức khác nhau có liên quan và cũng như sức mạnh tổng hợp lớn hơn với các chiến lược và quan hệ đối tác toàn cầu để nhằm mục đích thúc đẩy sức khỏe và hạnh phúc của các bà mẹ, trẻ em và cả vị thành niên.

4. Tăng cường các nỗ lực để thúc đẩy việc bảo đảm an ninh hàng hóa sức khỏe sinh sản ở các quốc gia đang phát triển

Hiện nay có một nhu cầu lớn trên toàn cầu và nhu cầu chưa được đáp ứng về KHHGĐ và các công nghệ cũng như hàng hóa SKSS trong phát triển cũng như các bối cảnh nhân đạo. Theo ước tính, có khoảng 225 triệu phụ nữ muốn trì hoãn hoặc ngừng sinh đẻ nhưng lại không sử dụng các phương pháp tránh thai hiệu quả. Chín mươi phần trăm (90%) những người phụ nữ này sống ở các quốc gia đang phát triển; những nhu cầu chưa được đáp ứng trong kế hoạch hóa gia đình đang góp phần vào tỷ lệ có thai ngoài ý muốn cao, phá thai không an toàn, tỷ lệ tử vong cao ở cả mẹ và trẻ và giữ gia đình trong một chu kỳ đói nghèo.

UNFPA cũng sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ đối với việc nâng cao chất lượng của các doanh nghiệp dược phẩm ở các nước đang phát triển. Điều này sẽ hỗ trợ họ trong việc có được quốc tế chấp nhận các sản phẩm. UNFPA sẽ cũng cấp hỗ trợ này với mục đích tăng sự đa dạng của các sản phẩm chất lượng ở các thị trường đang phát triển và mở rộng sự lựa chọn cho người dân của các nước đang phát triển. Các nước thành viên PPD sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả quản lý để đảm bảo sức khỏe sinh sản.

5. Tăng cường phát triển nguồn nhân lực trong biến động dân số và sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe tình dục

Trong 10 năm qua, các nước thành viên của PPD đã cung cấp cho nhau các cơ hội về đào tạo. Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục cung cấp các khóa đào tạo và học bổng để hỗ trợ các quốc gia đang phát triển trong vòng 5 năm tới để đạt đến các mục tiêu phát triển bền vững, cũng như kêu gọi các chính phủ và các tổ chức đối tác quốc tế để tăng cường hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của mình đối với phát triển nguồn nhân lực.

6. Thành lập “Trung tâm Hợp tác Nam –Nam về Dân số và Phát triển”

Sự hiểu biết về biến động dân số và các ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển bền vững sẽ tạo thuận lợi cho việc đạt được các chương trình của ICPD từ năm 2014 và Chương trình nghị sự 2030. Với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNFPA, Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Phát triển Trung Quốc sẽ thiết lập “Trung tâm Hợp tác Xuất sắc Nam –Nam trong Dân số và Phát triển”trong quan hệ hợp tác với các tổ chức hàn lâm khác. Trung tâm sẽ thực hiện các hoạt động hợp tác Nam –Nam để xây dựng năng lực quốc gia về thu thập, phân tích dữ liệu, dự báo và nghiên cứu dân số.

Theo: GOPFP

System

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...