Dùng thuốc cho người cao tuổi và những lưu ý cần thiết

Thứ Năm, 12/11/2020 10:19 AM (GMT+7)

Tuổi tác tăng cao kéo theo nhiều bệnh nên người già thường hay dùng thuốc. Tuy nhiên cần có những lưu ý cụ thể.

Khi tuổi tác ngày càng lên cao, chức năng một số cơ quan trong cơ thể người cao tuổi cũng bị suy giảm đáng kể. Chính vì vậy, người cao tuổi là đối tượng sử dụng nhiều thuốc. Tuy nhiên, cần cảnh giác khi dùng thuốc với những lưu ý cụ thể để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Người cao tuổi là đối tượng dùng thuốc nhiều nhất

Theo Liên hợp quốc, người cao tuổi (NCT) được tính từ 60 tuổi trở lên. Trong y học, người cao tuổi được phân thành các nhóm: từ 60 đến 75 tuổi được gọi là tuổi bắt đầu già, trên 75 đến 90 tuổi là người già và trên 90 tuổi là người già sống lâu. Lão hoá ở người cao tuổi liên quan chủ yếu đến giảm dòng máu tuần hoàn đến các cơ quan, dẫn đến giảm dần nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể và đó chính là khởi nguồn của bệnh tật do tuổi tác.

dung-thuoc-cho-nguoi-cao-tuoi

Sự thay đổi sinh lý theo tuổi tác bao gồm sự suy giảm hoạt động của nhiều tuyến nội tiết quan trọng như tuyến giáp, tuyến tuỵ, tuyến sinh dục,… dẫn đến một số bệnh tuổi già như suy giáp, đái tháo đường, xốp xương,…

Chức năng của các cơ quan trọng yếu liên quan đến đời sống như não, tim, thận, phổi đều giảm hoạt động gây giảm khả năng nhận thức, giảm trí nhớ, giảm khả năng bài xuất thuốc.

Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp khi sử dụng thuốc ở người cao tuổi. Dễ bị hạ huyết áp tư thế: một số thuốc điều trị parkinson, thuốc điều trị tăng huyết áp có thể gây hạ huyết áp khi NCT thay đổi tư thế đột ngột. Người cao tuổi khi uống thuốc này nên thận trọng trong việc đổi tư thế (ví dụ khi uống thuốc đang ngồi đứng dậy phải từ từ)

Dễ bị ngã do mất thăng bằng tư thế: một số thuốc an thần, gây ngủ, thuốc điều trị trầm cảm có thể làm thay đổi khả năng điều chỉnh thăng bằng cơ thể của NCT dẫn đến gây ngã. Ngã của người cao tuổi rất nguy hiểm vì lúc này xương đã bị loãng (mất calci trong xương, mất cả độ mềm dẻo của xương) nên xương giòn rất dễ gãy và khó liền.

Giảm điều hoà thân nhiệt: các thuốc an thần, gây ngủ,…rất dễ gây hạ thận nhiệt ở NCT, nếu hạ quá không biết để cấp cứu kịp thời rất dễ gây tử vong.

Giảm chức năng nhận thức: có một số thuốc có tác dụng phụ gây lú lẫn, hay quên, mất trí nhớ như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, thuốc trị tăng huyết áp,…một số thuốc làm nặng thêm bệnh lý sa sút trí tuệ ở NCT.

Giảm chức năng các cơ quan nội tạng: NCT có nhu động dạ dày - ruột giảm do đó dễ bị táo bón, sử dụng không đúng một số nhóm thuốc dị ứng, giảm đau chứa thuốc phiện,… có thể gây táo bón, tắc ruột, bí tiểu (ở nam giới).

dung-thuoc-cho-nguoi-cao-tuoi2

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc ở người cao tuổi

Để phát huy cao nhất hiệu quả điều trị của thuốc và hạn chế thấp nhất các tai biến do thuốc gây nên NCT không nên tự ý sử dụng thuốc, tránh lạm dụng thuốc, đặc biệt là “thuốc bổ”.

Khi đang sử dụng thuốc nếu thấy có biểu hiện bất thường, không nên tự ý bỏ hoặc ngừng thuốc hay thay thế thuốc khác mà phải báo cho bác sĩ biết để có cách xử lý phù hợp.

Thông báo đến bác sỹ, nhân viên y tế tiền sử dùng thuốc của bản thân để hạn chế tương tác thuốc bất lợi, quá liều.

Phương Dung

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...