Ép con ăn và những hậu quả không ngờ đến mầ bố mẹ nên biết

Thứ Sáu, 20/09/2019 09:11 AM (GMT+7)

Với suy nghĩ mong trẻ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng nên các bậc phụ huynh cố ép con ăn mà không biết rằng việc làm này có thể gây hiệu ứng ngược.

1. Tại sao ép ăn lại gây nên hiệu ứng ngược

Cho ăn đúng the Lịch sửo thực đơn dinh dưỡng, chiều theo mọi ý thích của trẻ, thích gì ăn nấy… nhưng trẻ vẫn biếng ăn. Nhiều bà mẹ vì quá lo lắng cho tình trạng này của con mà tìm ra các chiêu để ép trẻ phải ăn. Từ dỗ dành chiều chuộng đến quát tháo dọa nạt, nhưng kết quả là trẻ vẫn lắc đầu quầy quậy mỗi khi thấy mẹ bê bát cháo. Kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến hệ quả là trẻ sợ ăn còn mẹ căng thẳng.

Nguy hiểm hơn, việc ép trẻ phải ăn sẽ có những tác động xấu đến tâm lý và hệ tiêu hóa của trẻ. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

“Hãy khuyến khích trẻ thèm ăn một cách tự nhiên bằng những thực phẩm có lợi”. Đó là lời khuyên PGS.TS. Lê Bạch Mai – Phó giám đốc Viện Dinh dưỡng quốc gia đưa ra trong Hội thảo “Dinh dưỡng hợp lý để chăm sóc gia đình”.

PGS.TS. Lê Bạch Mai còn nhấn mạnh: Bắt buộc trẻ ăn thường không có hiệu quả mà còn làm tổn thương tình cảm mẹ con và ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của các cháu. Điều quan trọng là cần khuyến khích trẻ thèm ăn chứ không phải bắt trẻ ăn đủ số lượng.

Ngạn ngữ có câu “Cái đói là gia vị tốt nhất cho bữa ăn”, cũng nên để trẻ thật đói thì trẻ sẽ tự giác được việc ăn uống của mình. Không nên cho trẻ ăn đồ ngọt, uống sữa hay nước trái cây gần trước bữa ăn, điều đó sẽ làm trẻ không có sự thèm muốn với các món ăn, dẫn đến chóng chán. Nên quyết liệt khi trẻ đòi ăn thứ này mà không phải thứ khác.

2. Tác hại khôn lường khi ép con ăn

bieng-an-o-tre

1. Thừa cân

Trẻ bị ép ăn nhiều dẫn đến lượng lipid trong máu cao gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ trẻ em bị ép ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì là 31,4%, tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ tăng 7,8% so với các trẻ em khác. Thêm vào đó, nếu tình trạng này kéo dài thì những trẻ em này sẽ có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch vành, sỏi thận, bệnh gout và nhiều bệnh khác khi trưởng thành.

2. Bệnh răng miệng

Có đến 79,6% trẻ em thành thị ở độ tuổi từ 7 đến 9 tại Mỹ mắc các bệnh về răng miệng. Nguyên nhân chính là những trẻ em này thường xuyên ăn những thực phẩm giàu protein và chứa nhiều calo. Đây chính là điều kiện để các loại vi khuẩn gây bệnh răng miệng như sâu răng, nha chu có cơ hội phát triển.

3. Dậy thì sớm

Bị ép ăn quá nhiều thực phẩm dinh dưỡng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dậy thì sớm. Lý do là vì sự thừa dinh dưỡng làm tăng lượng hormone trong cơ thể khiến các trẻ em này bị dậy thì sớm. Thậm chí, điều này còn có thể gây ảnh hưởng tới việc sinh con và làm hạn chế sự phát triển chiều cao của trẻ.

Hơn nữa, do chưa trưởng thành về tâm lý, sự phát triển sớm của cơ thể sẽ khiến trẻ có những hiểu biết sai lầm, lệch lạc về tình dục dẫn đến việc trẻ em không kiểm soát được hành động của bản thân.

4. Ảnh hưởng tâm lý

Trẻ em ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao. Điều này làm các bé bị bạn bè chế giễu. Nhiều trường hợp bé không tự tin, tự khép mình và sống cô độc. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé bị tổn thương tâm lý, thậm chí có thể mắc bệnh tự kỷ.

3. Cách giúp bé hết biếng ăn

Bạn hãy thường xuyên thay đổi món ăn cho trẻ và chế biến từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Các loại thực phẩm cần được chế biến đúng cách để tạo cảm giác ngon miệng cho trẻ kích thích trẻ ăn ngon hơn.

Xin lưu ý là các loại thức ăn có nguồn gốc động vật đều phải được hầm nhừ thì mới tiêu hóa tốt, trong khi nhiều cha mẹ lại quan niệm là nên nấu vừa chín để giữ được độ tươi. Đối với trẻ nhỏ còn ít răng, ngay cả khi đã chuyển chế độ ăn cũng nên cắt nhỏ thức ăn để trợ giúp cho việc nhai.

Rau quả nấu quá nhừ mất hết vitamin. Nên hầm thịt, cá cho nhừ – sau đó đến gạo và các loại đỗ – sau đó đến các loại củ – rau chỉ nên cho vào trước khi đem ra cho trẻ ăn. Trong trường hợp nấu một nồi ăn cho cả ngày, cũng nên tìm cách cho rau vào trước khi cho trẻ ăn. Bạn nên rèn luyện cho trẻ thói quen ăn uống và nghỉ ngơi đúng giờ giấc và khoa học. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều vào một thời điểm hay một bữa, với những trẻ nhỏ cần cho ăn ít một và chia làm nhiều bữa phụ.

Ngoài ra có thể kích thích cảm giác thèm ăn của trẻ bằng sữa chua. Mỗi ngày, trẻ chỉ cần cung cấp cho cơ thể 226g sữa chua có nghĩa là đã bổ sung 20% lượng protein cần thiết và 30% – 40% nhu cầu canxi cho cơ thể – giúp trẻ tăng trưởng chiều cao. Đây là nguồn dinh dưỡng an toàn và hoàn toàn có lợi cho trẻ.

Đừng vội cho trẻ uống các loại thuốc, men tiêu hóa hay các thuốc kính thích ngay khi thấy trẻ chán ăn. Quan trọng nhất là bạn cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này của trẻ để tập thói quen ăn uống khoa học cho trẻ, tăng cường vận động nhằm kích thích tiêu hóa. Nếu cần có các can thiệp thì nhất định phải tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ.

Nguyễn Diệu

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....