Giải mã qua vai trò của testosterone đối với sức khỏe nam giới

Thứ Hai, 28/10/2019 01:55 PM (GMT+7)

Tại sao nam giới lại có râu, cơ bắp cuồn cuộn? Mà nữ giới lại không được mạnh mẽ và ưa mạo hiểm như đàn ông? Vì sao chuyện phòng the ở chàng lại nguội lạnh? Tất cả câu trả lời sẽ được giải mã qua vai trò của testosterone đối với sức khỏe nam giới.

testosterone-nam-gioi

Nồng độ testosterone tăng dần trong giai đoạn dậy thì và đạt mức đỉnh điểm trong khoảng 20-25 tuổi, sau đó chững lại. Từ 30 tuổi trở đi, lượng testosterone có xu hướng giảm nhẹ mỗi năm. Vì testosterone chịu trách nhiệm duy trì mật độ xương, khối lượng cơ bắp và ham muốn tình dục... nên khi lượng hormon này giảm sẽ kéo theo nhu cầu và ham muốn tình dục giảm. Đây là điều mà không nam giới nào mong muốn. Sau đây là những cách điều chỉnh tự nhiên để giúp nam giới tăng cường testosterone.

Sau khi đã đi tìm hiểu Testosterone là gì ? Chúng ta cũng giải mã vai trò của testosterone đối với sức khỏe nam giới dưới cái nhìn của khoa học, để mỗi người sẽ tích cực hơn trong việc duy trì nồng độ Testosterone trong cơ thể luôn cân bằng và ổn định.

Vai trò testosterone đối với sức khỏe nam giới

Kích thích khả năng tình dục

Đối với một bé trai mới chào đời, Testosterone hoạt động không ngừng nghỉ để hoàn thiện bộ phận sinh dục nam giới. Theo thời gian, xuất hiện các đặc tính sinh dục nam ( dưỡng vật to lên, túi tinh và tuyến tiền liệt phát triển), giọng nói trầm đồng thời có khả năng hoạt động tình dục và sinh sản. Vì vậy, một người đàn ông có nồng độ testosterone thấp sẽ làm suy giảm sức khỏe sinh lý, giảm ham muốn, rối loạn cương dương, tinh trùng yếu gây vô sinh, hiếm muộn. Ngược lại, một người có nồng độ testosterone cao sẽ giúp tăng cường sức khỏe sinh lý nam giới, kích thích ham muốn tình dục, tăng dục năng, duy trì sự hưng phấn và làm tăng sự thỏa mãn.

Testosterone và da, lông, tóc

Testosterone cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của lông và tóc, hình thành các sợi lông trong nách, trên cánh tay, chân, ngực và xung quanh bộ phận sinh dục. Nó cũng là yếu tố giúp đàn ông có được da dẻ hồng hào, tươi trẻ, không có nếp nhăn, ngăn ngừa lão hóa da đồng thời hạn chế những căn bệnh da liễu.

Testosterone và xương khớp

Testosterone là một trong những yếu tố có liên quan mật thiết đến sực phát triển của cơ, xương, khớp, sụn… thúc đẩy sự tổng hợp protein ở các tế bào cơ nên bắp cơ nổi lên, răn chắc. Testosterone làm tăng mật độ xương và tác động vào tủy xương để sản xuất các tế bào máu cho cơ thể. Nam giới có nồng độ testosterone thấp dễ có nguy cơ bị loãng xương và teo cơ.

Testosterone và vai trò ức chế sản sinh tế bào mỡ

Testosterone có tác dụng làm ức chế hormone sản sinh tế bào mỡ trong cơ thể, vì vậy lượng mỡ toàn thân và bụng nam giới bao giờ cũng thấp hơn nữ giới. Nếu một người đàn ông khỏe mạnh, săn chắc, mà ăn nhậu thường xuyên bông dưng bụng tròn như trái dưa thì đó có nghĩa là lượng Testosterone của người đó giảm xuống.

Tăng cường sức khỏe tuần hoàn

Testosterone hoạt động liên tục len lỏi khắp nơi trong cơ thể, nhờ vậy mà nó tác động tích cực lên tim, làm giảm cholesterol, huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Sau đây là những cách điều chỉnh tự nhiên để giúp nam giới tăng cường testosterone

Kiểm soát cân nặng:

Béo phì là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ testosterone và để cải thiện điều này trước hết cần giảm cân. Ngược lại, thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ testosterone. Vì vậy, điều cần làm là giữ cho trọng lượng cơ thể trong mức bình thường, khỏe mạnh.

Tập luyện chăm chỉ cũng là cách để tăng mức testosterone

Nên biết rằng với một lối sống ít vận động, cơ thể sẽ đưa tín hiệu cho bộ não rằng không cần phải tăng cường xương và cơ bắp. Theo đó, nó sẽ khiến cơ thể giảm sản xuất testosterone. Chỉ cần đi bộ 10-20 phút mỗi ngày là đủ. Chế độ tập luyện để giữ cho cân nặng cơ thể hợp lý cũng có thể giúp tăng testosterone. Tránh tập luyện với cường độ tập luyện quá cao, có thể khiến cơ thể ở trạng thái căng thẳng quá mức, khi ấy hormon cortisol tăng cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mức testosterone trong cơ thể.

Ngủ đủ giấc:

là yếu tố quan trọng để giữ mức testosterone cao. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Hãy đảm bảo ngủ ít nhất 7-8 giờ mỗi đêm. Cơ thể cần thời gian đủ để cơ thể tái tạo sức lực và giải phóng các hormon quan trọng, trong đó có testosterone.

Tránh uống rượu:

Rượu có thể gây hại cho hàm lượng testosterone trong cơ thể bạn. Do vậy nên tránh uống bia vì nó có thể dẫn đến sự gia tăng nồng độ estrogen trong cơ thể, làm giảm ham muốn tình dục và ảnh hưởng tiêu cực đến mức testosterone. Tốt nhất là bỏ rượu hoàn toàn, hoặc ít nhất là hạn chế uống và uống điều độ.

Tránh ăn thực phẩm có đường:

Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm có đường dẫn đến gia tăng nồng độ insulin, có thể làm giảm testosterone trong cơ thể. Cơ thể trữ lượng đường dư thừa dưới dạng chất béo và chất béo dư thừa sẽ hấp thụ testosterone. Do đó, bạn nên tránh các thực phẩm chế biến và bổ sung tinh bột từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, các loại đậu, bột yến mạch và sữa.

Tăng cường bổ sung kẽm:

Nếu không có đủ lượng kẽm, cơ thể không thể sản xuất đủ testosterone. Kẽm có trong các sản phẩm sữa, thịt, cá, hải sản..., rất cần thiết cho nam giới.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....