Giúp bé phát triển ngôn ngữ thông qua đồ chơi

Thứ Hai, 18/03/2019 05:54 AM (GMT+7)

Phát triển ngôn ngữ thông qua đồ chơi cho trẻ em được các cặp bố mẹ rất quan tâm. Việc này sẽ tạo cho trẻ rất nhiều kỹ năng cần thiết để trẻ có thể phát triển toàn diện về trí thông minh. Hãy tham khảo thêm bài viết sau đây nhé!

Empty

1. Tạo sự chú ý để có nhận thức hình ảnh

Thông qua việc quan sát đồ chơi, trẻ sẽ tập cho mình kỹ năng nhìn vào đồ vật mà người dạy chỉ vào và biết chỉ tay vào đồ vật khi gọi tên để phát triển ngôn ngữ. Thông thường, khi trẻ có nhu cầu muốn lấy một đồ vật gì thì sẽ nắm lấy cánh tay của bố mẹ, kéo đến gần vật muốn lấy. Từ đó, các bố mẹ phải đoán được nhu cầu của trẻ để làm theo.

Vì vậy, khi trẻ tỏ ra có nhu cầu lấy đồ vật và phụ huynh hay giáo viên có thể đoán được nó thì bạn hãy chủ động hỏi trẻ. Bạn hãy dùng tay để chỉ vào vật đó và hỏi trẻ bằng một từ ngắn gọn gọi tên đồ vật đó, thay vì đợi trẻ kéo tay đến gần vật muốn lấy.

Khi trẻ chấp nhận và nhìn vào vật muốn lấy đó, ta sẽ lấy cho bé và nhắc lại ví dụ con uống sữa, sữa nè… Từ sữa được lặp lại nhiều lần sẽ giúp trẻ dần dần nhớ được từ mà mình muốn dạy cho trẻ.

Trong những trường hợp, trẻ nắm tay bạn để kéo đến vật muốn lấy thì người dạy nên khéo léo chuyển cánh tay để dùng bàn tay mình nắm lấy cánh tay của trẻ và kéo tay trẻ chỉ vào vật mà trẻ muốn lấy.

Đồng thời bạn nói to  và nhắc lại nhiều lần tên của vật đó để sau vài lần chỉ như vậy thì trẻ sẽ nhận ra tên của vật đó. Khi trẻ đã biết tên vật, và biết chỉ tay thì lúc đó mới yêu cầu trẻ nói lên tên của vật. Như vậy, kỹ năng nhận biết vật và gọi tên các vật sẽ hình thành dần trong trí óc của trẻ.

2. Tạo tam giác giao tiếp cho trẻ

Empty

Để khám phá môi trường xung quanh, trẻ cần phải biết cách sử dụng các đồ vật như thế nào. Bước đầu tiên là biết đồ vật vẫn tồn tại tuy không còn nhìn thấy nó nữa. Để xác định trẻ có kỹ năng này không, bạn có thể đặt đồ chơi trước mặt trẻ. Sau đó, khi trẻ tỏ ra khá chú ý đến đồ chơi đó, ta trải miếng vải phủ kín lên trên đồ chơi và đợi phản ứng từ trẻ.

Nếu em bé ý thức rằng đồ chơi vẫn còn ở chỗ đó thì sẽ có phản ứng lấy miếng vải ra để tìm lại đồ chơi phía bên dưới. Nhưng nếu trẻ không nhận ra được điều đó, sẽ quay đi tìm những món đồ chơi khác.

Trong trường hợp trẻ đã trên 3 tuổi mà vẫn không biết cách chơi với đồ vật và thường cho vào miệng cắn thì cha mẹ cần lưu ý và dạy con theo cách khác. Phát triển bước kế tiếp là chơi với đồ vật theo hình dáng hoặc chức năng, bạn hãy làm mẫu chơi với đồ chơi một cách của nó để trẻ quan sát.

Từ việc làm trước hành động này thì trẻ sẽ bắt chước để học theo. Đó là với trẻ đã biết bắt chước, còn trẻ chưa biết thì bạn có thể làm theo những lời mà trẻ nói ra để trẻ chú ý. Khi làm quen với sự bắt chước thì bạn sẽ dạy dạy trẻ như cách như trên.

Đến khi nào trẻ vui vẻ và hào hứng với những hoạt động bạn đưa ra thì bạn tiếp tục lặp lại nhiều lần những từ ngữ muốn dạy cho trẻ. Điều này giúp trẻ học được kỹ năng một cách đơn giản hơn và dần thành thói quen.

Bài viết trên đã hướng dẫn các vị phụ huynh cách tạo kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ đơn giản nhất. Thông qua trò chơi này sẽ giúp tạo nên các mối tương tác tốt đẹp giữa bố mẹ và bé. Bạn hãy can thiệp sớm để giúp trẻ trở nên thông minh từ khi còn nhỏ nhé!

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...