Gợi ý chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ để tốt cho thai nhi

Thứ Hai, 08/06/2020 11:05 AM (GMT+7)

3 tháng đầu nên ăn gì tốt cho mẹ và em bé? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây để nắm được cách chăm sóc sức khỏe cho chính mình và con yêu nhé.

dinh-duong-ba-bau

1. Dinh dưỡng cho thai kỳ đầu tiên

Trong những ngày đầu thai kỳ, cơ thể dần thay đổi, hormone nội tiết tố Estrogen tăng cao, làm cho các bà bầu có dấu hiệu buồn nôn và khó chịu bụng. Đây được gọi là ốm nghén. Lúc này rất khó vừa ăn đầy đủ chất mà vừa làm giảm cơn nghén, các mẹ bầu rất nhạy cảm với mùi đồ ăn trong giai đoạn này. Sau đây là một số mẹo vặt nhưng cũng rất tiện lợi dành cho các bà bầu để thêm vào danh sách 3 tháng đầu nên ăn gì:

Ăn một bữa ăn phụ với thực phẩm giàu carbohydrate (chuối, khoai lang, quả việt quất, yến mạch, bưởi, táo,…).

Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, ba bữa chính chia thành sáu bữa nhỏ. Khi chia bữa ăn như vậy mẹ bầu sẽ ít bị nghén hơn và ngoài ra còn cung cấp đủ dinh dưỡng cho một ngày.

Lựa chọn loại thực phẩm dễ tiêu hóa và có thể kết hợp thêm với tinh bột cùng với thức ăn giàu protein như: ức gà, cá hồi. Ngoài ra, bà bầu nên bổ sung một ít chất béo có trong sữa và các chế phẩm từ sữa vào mỗi buổi sáng và tối.

Các mẹ bầu cũng đừng quên uống nước nhé, uống nước giữa các bữa ăn. Hạn chế uống trong bữa ăn.

Tránh ăn những loại thực phẩm khó tiêu, chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, chiên rán nhiều hoặc không ăn đồ quá ngọt và quá cay. Vì những loại thực phẩm này rất dễ làm mẹ bầu nghén nặng hơn.

Bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm giàu acid folic như: súp lơ, rau chân vịt, cải xoăn, đậu bắp, các loại đậu, bắp, khoai tây, gạo lức,…

Bổ sung thêm canxi hỗ trợ cho sự phát triển xương và răng của thai nhi đồng thời giúp ổn định sức khỏe của bà bầu.

Không ăn những thực phẩm có mùi hay thực phẩm sống như: sashimi, trứng sống,…

2. Dinh dưỡng cho tháng thứ 2 của thai kỳ

Nhiều mẹ bầu vừa muốn tìm hiểu 3 tháng đầu nên ăn gì để bổ sung thêm chất dinh dưỡng, nhưng lại vừa lo sợ sẽ tăng cân nhanh chóng. Tuy nhiên, mẹ bầu đừng quá lo lắng chuyện mình sẽ tăng cân nhiều. Ở giai đoạn này tăng từ 1 - 2 kg là chuyện bình thường. Tùy thuộc vào mức vận động mà lượng calories cần bổ sung tăng cường cho mỗi mẹ bầu là khác nhau, vì vậy hãy tìm hiểu nhu cầu bản thân cần bao nhiêu để bổ sung sao cho phù hợp nhất.

Có rất nhiều tài liệu chỉ ra rằng, mỗi ngày, các mẹ chỉ cần bổ sung thêm khoảng 300 calories tương đương 1 bát phở bò cỡ vừa là đủ. Tuy nhiên, cũng không cần quá chú trọng đến kích cỡ của món ăn điều này khiến mẹ bầu chỉ cần nghĩ tới thôi là cảm thấy ngán mà hãy chú ý đến chất lượng món ăn nhất là trong giai đoạn mệt mỏi do chứng ốm nghén gây ra. Thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải đa dạng và chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu là yếu tố quan trọng giúp bà bầu đáp ứng đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con:

Bổ sung vitamin C để tăng cường tái tạo collagen, và tổng hợp protein có vai trò quan trọng trong sụn, gân, xương, da. Các thực phẩm giàu C như: ổi, cam, bí đao, dưa gan, rau chân vịt,…

Bổ sung Omega-3 giúp cho sự phát triển não và hệ thần kinh, thị giác, hệ miễn dịch của thai nhi.

Magie góp phần giúp cho mẹ bầu tránh những cơn chuột rút, co cơ, ngoài ra còn giúp ổn định cấu trúc xương cho thai nhi. Thực phẩm giàu Magie gồm: gạo lứt, hạnh nhân, cá hồi, chuối, nho, bơ, các loại đậu,…

3. Dinh dưỡng của bà bầu trong tháng thứ 3

Ở tháng này bụng vẫn chưa lộ rõ, thai vẫn nằm bên trong tử cung, thai nhi ở giai đoạn này phát triển mạnh mẽ và có sự thay đổi thấy rõ. Đối với những mẹ bầu đang bị cơn ốm nghén hành hạ thì tin vui dành cho các mẹ đây sẽ là những tuần cuối cùng để cơn ốm nghén xuất hiện. Khi đã vượt qua tháng thứ 3, các mẹ sẽ không còn bị ốm nghén, đau tức ngực, đau nhói ở bụng,… Lời khuyên chúng tôi dành cho bà bầu về dinh dưỡng của tháng thứ 3 này như sau:

Tạo thói quen ăn nhiều rau xanh và hoa quả ở mỗi bữa ăn. Hạn chế các loại thức ăn vặt, đồ ăn nhanh chứa quá nhiều calories và ít dinh dưỡng không tốt cho mẹ bầu trong giai đoạn này. Bổ sung thực phẩm chứa nhiều xơ, vitamin, khoáng.

Bổ sung protein hàng ngày. Có thể chế biến những món ăn dễ tiêu như cháo thịt bằm, thịt viên,… là nguồn cung cấp protein và khoáng chất có lợi cho mẹ bầu và thai nhi.

Trần Thanh Tùng

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....