Gợi ý thực đơn bữa sáng tốt cho sức khỏe người cao tuổi

Thứ Năm, 24/01/2019 01:47 PM (GMT+7)

Việc ăn uống và chế độ dinh dưỡng là một việc vô cùng cần thiết đối với tất cả mọi người chứ không riêng gì người cao tuổi. Bữa ăn sáng là bữa ăn vô cùng quan trọng trong ngày nhưng chế biến thế nào vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa cảm thấy ngon miệng cho người cao tuổi lại là cả một vấn đề.

Empty

1. Những lưu ý khi chế biến bữa sáng cho người cao tuổi

Khi bước qua tuổi 60 thức ăn có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho sự hoạt động của cơ thể, không giống khi trẻ ngoài cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động thì thức ăn có có nhiệm vụ quan trọng nữa đó là giúp cơ thể phát triển. Chính vì vậy khi về già ta cần ăn ít hơn về số lượng nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng.

Hệ tiêu hóa của người cao tuổi không còn hoạt động tốt như khi còn trẻ, chính vì vậy ăn ít đi nhưng vẫn đủ chất khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn, nên ăn những món ăn dễ tiêu hóa và nhiều chất xơ; thức ăn chế biến mềm, dễ nhai; bổ sung nhiều rau củ quả đảm bảo nguồn vitamin, tăng cường các loại đồ uống giàu canxi….

2. Gợi ý một số thực đơn bữa sáng cho người cao tuổi

Ngày thứ 1: Bánh cuốn nóng + 1 ly nước đào ép

Ngày thứ 2: Hủ tiếu xá xíu + 1 quả chuối

Ngày thứ 3:  Miến gà + bánh flan

Ngày thứ 4: Bún chả cá + 1 ly trà gừng

Ngày thứ 5: Phở bò + trái vải

Ngày thứ 6: Bánh canh cua + trà atiso

Ngày thứ 7: Bánh mì ba tê + 1 ly nước ép trái cây

Mặc dù thực đơn ghi thứ tự các ngày trong tuần nhưng các bạn có thể thay đổi vị trí cho nhau phù hợp với thực tế gia đình. Người già rất kén ăn, đôi khi còn có có cảm giác chán ăn. Chính vì vậy trong quá trình chế biến các bẹn còn có cách bày trí sinh động và đẹp mắt để người già cảm thấy muốn ăn.

Empty

Hơn nữa, ngoài bữa sáng thì các bữa ăn trưa và ăn tối cùng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của người cao tuổi. Ngoài 3 bữa chính là trọng tâm thì các bạn cũng để ý đến những bữa phụ để tránh tình trạng làm người già bị đói.

Bên cạnh việc cung cấp đủ dưỡng chất trong các bữa ăn cho người cao tuổi các bạn cũng hãy nhắc nhở các cụ uống nước, nhất là nên uống nhiều vào buổi sáng. Và sữa là một trong những thực phẩm không thể bỏ qua. Duy trì một ngày uống từ 2 - 3 ly sữa (1 ly buổi sáng, 1 ly buổi chiều và 1 ly buổi tối sau ăn 1 - 2 giờ) sẽ giúp cho cơ thể bổ sung nhiều dưỡng chất và nâng cao thể chất cho người cao tuổi.

Khi bạn bước qua ngưỡng tuổi 60 thì cơ thể xuất hiện nhiều bệnh như tim mạch, tiểu đường, các bệnh về xương khớp,... Vì vậy người già cần hạn chế những đồ ăn có nhiều dầu mỡ, các thực phẩm có nhiều đường, các món ăn mặn…

Cơ thể người già không còn hấp thu được nhiều dưỡng chất như khi còn trẻ và bữa sáng là bữa ăn đầu tiên quan trọng trong ngày. Chính vì vậy các bạn hãy chuẩn bị những thực đơn thật ngon để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất tốt  cho cơ thể người già các bạn nhé.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...