Hạch do tiêm phòng lao có nguy hiểm hay không?

Thứ Tư, 10/06/2020 09:42 AM (GMT+7)

Trước đây, khi trẻ xuất hiện hạch sau khi tiêm phòng lao BCG thường được điều trị bằng thuốc kháng lao kéo dài từ 6 đến 9 tháng. Tuy nhiên, hiện nay, việc sử dụng thuốc kháng lao là không cần thiết vì bản chất hạch này không phải là hạch lao mà chỉ đơn thuần là hạch phản ứng sau khi tiêm chủng

tiem-phong-lao

Tổng quan về việc tiêm vắc xin phòng lao ở trẻ 

Bacillus Calmette-Guérin (BCG) – Vắc xin sống, giảm độc lực là vắc xin cổ xưa nhất tiếp tục được sử dụng rộng rãi cho đến nay. Vắc xin này được tạo ra bằng cách cách ly vi khuẩn Mycobacterium và nuôi cấy dưới những điều kiện đặc biệt trong môi trường nhân tạo nhằm làm giảm đặc tính độc hại của chúng BCG bảo vệ cho người được tiêm vaccine, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ em, ngăn chặn sự lan tràn bệnh lao và lao màng não, với hiệu quả cao. Vắc xin phòng lao được khuyến cáo tiêm cho trẻ trong vòng 1 tháng sau sinh.

Trẻ sau tiêm phòng lao có những biểu hiện gì?

Cũng như các loại vắc xin khác, trẻ sơ sinh tiêm phòng lao có thể bị sốt nhẹ kèm theo một số phản ứng sau tiêm chủng khác như sưng đỏ, đau tại vị trí tiêm. Đây là các biểu hiện lành tính sau khi tiêm phòng lao. Thông thường khoảng 3-4 tuần sau, tại chỗ tiêm xuất hiện một vết loét khoảng bằng hạt đậu và mưng mủ. Sau 6 tuần, tại vết mưng ngủ sẽ xuất hiện một lỗ rò tiết dịch trong 2-3 ngày rồi đóng vẩy. Sang tuần thứ 9 – 10, vẩy bong ra, để lại sẹo lõm. Ðây là dấu hiệu cho thấy việc vắc xin lao đã có hiệu quả đối với trẻ. Một số trường hợp khác, trẻ có thể bị viêm hạch, sưng hạch quanh cổ hoặc vùng sau tai sau khi tiêm vắc xin phòng lao từ 3 đến 5 tuần và các hạch phản ứng này sẽ tự biến mất trong khoảng 1 tháng sau đó.

Sưng hạch dưới nách trái, chiếm tỉ lệ 0,6-1,33%. Hạch xuất hiện sau khi trẻ tiêm văcxin BCG từ 2 tháng đến 1 tuổi. Sự phát hiện này do tình cờ bà mẹ tắm cho con. Lúc đầu hạch nhỏ, sau đó to dần. Hạch biểu hiện hai hình thức:

- Hạch không mưng mủ: Hạch có thể bao gồm một hoặc nhiều hơn hạch nhỏ dính lại với nhau, không đỏ, không gây đau và trẻ không bị sốt. Khi sờ vào hạch thấy hạch cứng và chắc. Đối với loại hạch này, hạch thường tự khỏi và không để lại di chứng sau 1 đến 2 tuần.

- Hạch mưng mủ: Hạch viêm tấy đỏ, làm cho trẻ bị đau, kích thước tăng lên, khi sờ có cảm giác mềm. Nếu để lâu, hạch có thể vỡ và chảy mủ.

Hạch do tiêm phòng lao có nguy hiểm hay không?

 Trước đây, khi trẻ xuất hiện hạch sau khi tiêm phòng lao BCG thường được điều trị bằng thuốc kháng lao kéo dài từ 6 đến 9 tháng. Tuy nhiên, hiện nay, việc sử dụng thuốc kháng lao là không cần thiết vì bản chất hạch này không phải là hạch lao mà chỉ đơn thuần là hạch phản ứng sau khi tiêm chủng. Vì những biểu hiện như sốt nhẹ, mưng mủ và sưng đỏ tại vết tiêm sau khi tiêm lao của trẻ là rất bình thường nên gia đình không nên lo lắng và không can thiệp vào vết tiêm đang mưng mủ của trẻ. Đặc biệt không xoa, chườm, bôi, nặn chanh hay đắp khoai tây như kinh nghiệm dân gian lưu truyền vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm. Với hạch không mưng mủ hạch có thể tự hết. Nếu hạch có hiện tượng viêm đỏ, xì mủ thì cần đưa bé đến bệnh viện Nhi đồng để được xử trí.

Xử lý khi trẻ bị nổi hạch sau tiêm phòng lao 

Cách xử lý hạch thường được áp dụng hiện nay là:

- Dùng kháng sinh: Trong trường hợp hạch mủ viêm do bội nhiễm vi khuẩn sinh mủ như tụ cầu vàng, liên cầu … hoặc cần điều trị phối hợp với phẫu thuật, bệnh nhân sẽ cần sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ

- Chọc hút hạch: Viêm hạch mủ sau khi tiêm phòng lao có thể tự vỡ và thành lỗ dò, hở miệng lâu lành. Chọc hút hạch bằng kim có thể dự phòng được biến chứng và rút ngắn thời gian lành bệnh.

- Phẫu thuật cắt bỏ hạch: đây là cách xử lý cuối cùng được dùng để lấy hạch ra một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, bệnh nhi cũng phải đối mặt với nguy cơ của cuộc phẫu thuật và gây mê. Cách xử lý này áp dụng trong trường hợp trẻ lớn, nhiều hạch tạo thành cụm và việc chích hút hạch không thành công.

Kết luận 

Hiện tượng trẻ nổi hạch sau tiêm phòng lao là hiện tượng phổ biến ở trẻ. Hiện tượng này đa phần là lành tính, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Một số trường hợp trẻ có biểu hiện nặng như bỏ bú, sốt, quấy khóc nhiều, nổi hạch kéo dài thì cần đưa trẻ đi khám bác sỹ chuyên khoa nhi. Ngược lại nếu sau khi tiêm trẻ không có bất cứ phản ứng gì thì cũng cần phải đưa trẻ đi kiểm tra để được làm xét nghiệm kiểm tra xem trẻ đã có miễn dịch hay chưa, nếu chưa có cần có hướng xử lý như tiêm phòng lại.

Ngô Thị Hồng Duyên

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...