Hạt sago - loại nguyên liệu dinh dưỡng trong các món tráng miệng

Thứ Tư, 22/05/2019 10:01 AM (GMT+7)

Giống như những hạt trân châu nhỏ, hạt sago xuất hiện trong nhiều món ngọt như chè và được cho là mang lại khá nhiều dinh dưỡng.

Hạt sago được tạo thành từ bột sago, một loại bột mà được chiết xuất từ cây cọ sago hay còn gọi là cây Sagu Metroxylon. 

Hạt sago hầu như chỉ chứa tinh bột, không chứa vitamin và khoáng chất nhưng cũng có một lượng nhỏ protein, chất béo và chất xơ. Khoảng 100g sago sẽ chứa những thành phần dinh dưỡng như sau: Calo: 332, Carb: 83g, Protein: ít hơn 1g, Chất xơ: ít hơn 1g,Chất béo: ít hơn 1g, Kẽm: 11% lượng tiêu thụ khuyến nghị hàng ngày (RDI). Ngoài kẽm, hạt sago có rất ít vitamin và khoáng chất.

Sago chứa ít dinh dưỡng hơn nhiều so với các loại bột từ lúa mì nguyên chất hoặc kiều mạch vì những loại bột này khá giàu protein và vitamin B.

Hạt sago không chứa gluten nên thích hợp dùng cho bệnh nhân mắc bệnh celiac hoặc những người theo chế độ ăn kiêng đặc biệt.

sago

Tuy không chứa quá nhiều vitamin và khoáng chất nhưng hạt sago mang đến một số lợi ích rất tốt cho sức khỏe.

- Cung cấp chất chống oxy hóa

Các gốc tự do gây tổn thương tế bào, ung thư và bệnh tim nên bạn cần bổ sung chất chống oxy hóa để trung hòa những gốc tự do này. Một trong những nguồn cung cấp chất chống oxy hóa bạn có thể tham khảo là hạt sago.

Các nghiên cứu ống nghiệm đã phát hiện ra sago có nhiều loại polyphenol như tannin và flavonoid, những hợp chất thực vật có chức năng chống oxy hóa. Một chế độ ăn uống giàu polyphenol có thể giúp bạn cải thiện khả năng miễn dịch, giảm viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy những con chuột ăn nhiều sago ít có dấu hiệu bị tổn thương gốc tự do hơn, mức độ chống oxy hóa cao hơn và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.

- Cung cấp kháng tinh bột

Hạt sago có tới 7,5%, là kháng tinh bột, một loại tinh bột không được cơ thể tiêu hóa nhưng lại có chức năng nuôi lợi khuẩn trong đường ruột. Những lợi khuẩn trong ruột phá vỡ kháng tinh bột và tạo ra axit béo chuỗi ngắn (SCFA). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kháng tinh bột và SCFA có thể giúp bạn giảm lượng đường trong máu, hạn chế cảm giác thèm ăn và cải thiện tiêu hóa.

Trong một nghiên cứu trên động vật, hạt sago giúp tăng mức SCFA trong ruột và giảm kháng insulin, một yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường.

- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Nồng độ cholesterol và chất béo trung tính trong máu cao là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim. Vậy nên bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh này bằng cách bổ sung hạt sago để hạ cholesterol và chất béo trong máu.

Trong một nghiên cứu, những con chuột được cho ăn hạt sago có mức cholesterol và chất béo trung tính thấp hơn những con chuột được cho ăn bột năng. Điều này có thể do hạt sago chứa nhiều amyloza, một loại tinh bột chuyển hóa chậm. Cơ thể tiêu hóa loại tinh bột này lâu hơn nên bạn có thể kiểm soát lượng đường tốt hơn, từ đó cải thiện mức cholesterol và chất béo trung tính.

Các nghiên cứu trên người và động vật cho thấy chế độ ăn có nhiều amyloza có thể giúp giảm cholesterol và mỡ máu cũng như cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết. Điều này sẽ giúp giảm yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.

- Tăng cường hiệu suất tập luyện

Hạt sago có tác dụng tăng năng suất tập luyện nhờ nguồn carb dồi dào. Nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ carb trước hoặc trong khi tập thể dục có thể giúp bạn tăng sức bền. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ carb sau khi tập thể dục có thể tăng cường khả năng phục hồi của cơ thể.

Trong một nghiên cứu, 8 vận động viên đạp xe được uống đồ uống có chứa sago hoặc chứa cả sago và protein đậu nành trong khi tập luyện. Kết quả cho thấy hai loại đồ uống trên giúp vận động viên tăng sức dẻo dai lên lần lượt 37% và 84% so với khi dùng giả dược.

Một nghiên cứu khác cho những người tham gia ăn cháo có chứa sago sau khi tập luyện trong 15 phút. Những người này đã tập luyện hiệu suất hơn 4% trong lần tập tiếp theo so với những người dùng giả dược.

Sago cung cấp khá nhiều carb nhưng lại có ít protein, vitamin và khoáng chất hơn nhiều nguồn carb khác như gạo lứt, quinoa, yến mạch, kiều mạch và lúa mì nguyên chất.

Tuy nhiên, cây cọ sago, loại cây dùng để chiết xuất sago là một loại cây độc. Bởi vậy, ban không nên ăn hạt sago tươi từ cây này. Việc ăn sago chưa qua chế biến có thể gây nôn, tổn thương gan và thậm chí tử vong. Bạn chỉ nên ăn hạt sago làm từ bột đã được xử lý để loại bỏ các độc tố thôi nhé.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....