Hiểm họa khôn lường khi ăn măng khô và những người tuyệt đối nói không với nó

Thứ Bảy, 02/06/2018 08:36 PM (GMT+7)

Măng khô là món ăn được sử dụng nhiều vào dịp tết, cỗ bàn nhưng nó ẩn chưa vô số mối nguy hại cho sức khỏe của chúng ta. Kết quả giám sát an toàn thực phẩm cho thấy, tỷ lệ cao mẫu măng khô có tồn dư hóa chất gấp hàng trăm lần so với tỷ lệ mà WHO khuyến cáo.

Măng là mầm non của cây thuộc họ tre, có vị ngọt hơi đắng, tính hơi hàn, chứa nhiều dinh dưỡng và giàu chất xơ, có tác dụng hỗ trợ giảm cân, trị tao bón, giảm cholesterol trong máu...

Măng khô được bảo quản trong thời gian dài nên có rất nhiều người tin dùng. Bởi nó chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng chống ngấy, khiến cho món ăn thêm ngọt nên măng khô được ưa chuộng vào dịp Tết. Tuy nhiên, măng khô lại chứa nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe.

Những nguy hiểm tiềm ẩn từ măng khô

Gây ung thư

Trong măng khô có tỷ lệ hóa chất cao gấp trăm lần so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (hàm lượng lưu huỳnh không nên vượt quá 20 miligam/1 kg sản phẩm) nên gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Lưu huỳnh là chất dùng để chống ẩm mốc, có thể dùng ở dạng xông hơi hay tẩm ướp. Nếu xông, tẩm với hàm lượng cao sẽ rất có hại cho sức khỏe do lưu huỳnh khi bị ôxy hóa sẽ sản sinh ra chất độc có thể làm tổn thương các tế bào trong cơ thể con người. Nếu cơ thể hấp thu quá nhiều lưu huỳnh có thể ngộ độc như say, nôn, ói… hoặc tích lũy lâu dài trong cơ thể sẽ gây ung thư.

Để loại bỏ lưu huỳnh khỏi măng khô, người tiêu dùng có thể ngâm nước vài ngày, sau đó luộc kỹ rồi mới cho vào ninh 2 – 3 giờ. Như vậy, SO2 sẽ bay hơi đi rất nhiều. Tuyệt đối không ngậm, nếm măng khô trước khi đun nấu.

Nên chọn mua măng khô ở những nơi đáng tin cậy, bảo đảm.  Trước khi sử dụng, măng khô cần được rửa thật kỹ bằng nước sạch (có thể ngâm bằng nước ấm hoặc nước gạo một đêm). Luộc măng sau đó thay nước 2 – 3 lần (mỗi lần 30 phút). Không sử dụng măng đã bị hỏng, mốc để chế biến thức ăn.

Gây tổn hại hệ thần kinh

Măng được nhiều người yêu thích và lựa chọn làm thực phẩm hàng ngày nhưng theo khuyến cáo của nhiều người loại thực phẩm này không hề an toàn như người tiêu dùng vẫn lầm tưởng.

Nó chưa hàm lượng hóa chất cao, nếu sử dụng măng khô thường xuyên sẽ ảnh hưởng, gây hại đến sức khỏe. Người ăn nhiều măng khô có thể bị tổn thương về thần kinh, thay đổi hành vi, ảnh hưởng hệ tuần hoàn, chức năng tim mạch, tổn thương mắt, giảm thị lực, ảnh hưởng chức năng sinh sản, hệ miễn dịch, tuyến nội tiết. Nếu cấp tính, có biểu hiện ngạt mũi, chảy nước mắt, đau đầu, tức ngực.

Những người tuyệt đối không nên ăn măng khô

Phụ nữ mang thai

Các chuyên gia cho biết trong măng có chứa không ít độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit. Khi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy với tác dụng của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric. Sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu acid bị đẩy ra ngoài tức là cơ thể không chịu nổi chất độc.

Người đau dạ dày

Măng có chứa một hàm lượng acid cyanhydric (khoảng 230 mg trong một kg măng củ) là chất độc hại cho dạ dày.

Người bệnh đau dạ dày cần kiêng cữ khá nhiều trong việc ăn uống để không khiến bệnh tái phát sau khi đã chữa trị, vì thế măng khô chính là món ăn cần tránh xa.

Người bị bệnh gout

Những người bị bệnh gout luôn phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, vì thế bệnh nhân gút cần tránh.

Người bị bệnh thận

Bệnh thận đôi khi là do vi khuẩn streptocoques gây nên. Nhưng thông thường là do những bệnh ảnh hưởng đến thành mạch máu làm tổn hại đến thận, như bệnh cao huyết áp và bệnh đái tháo đường. Khi bị bệnh thận, chế độ ăn uống cần được chú ý đặc biệt. Măng tây, măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mãn tính và suy thận.

Người mới ốm dậy

Người mới ốm dậy, sức đề kháng vẫn còn yếu nên khả năng chống độc vẫn chưa tốt. Do đó người mới khỏi bệnh không nên ăn măng vì măng chứa một lượng glucoxit nhất định. Bình thường glucoxit không mấy gây hại cho cơ thể nhưng khi cơ thể không được khỏe, glucoxit phân hủy với men tiêu hóa và chất chua trong dạ dày dễ dẫn đến tình trạng nôn mửa.

Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn hiểu thêm nhiều về loại thực phẩm này. Từ đó có thể sử dụng một cách hợp lí để hạn chế tối đa độc tố trong măng khô nhất.

System

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....